Phí làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu?

Các cơ sở phải tiến hành làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật để được cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy. Vậy phí làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy hiện nay là bao nhiêu?

1. Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần những giấy tờ gì?

Làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần những giấy tờ gì? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, hồ sơ phòng cháy chữa cháy cần những giấy tờ sau đây:

Trường hợp

Hồ sơ cần chuẩn bị

Đối với thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình xây dựng

- Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP).

- Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định của pháp luật đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư/Văn bản chứng minh quyền sử dụng đất đối với dự án và công trình.

- Dự toán xây dựng công trình.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công có thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC.

Đối với thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng/thiết kế điều chỉnh

- Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP).

- Dự toán xây dựng công trình đối với phần cải tạo và thay đổi tính chất sử dụng.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công có thể hiện những nội dung yêu cầu về PCCC.

Đối với thiết kế kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới mà có yêu cầu đặc biệt về việc đảm bảo an toàn PCCC

- Văn bản đề nghị về việc thẩm duyệt thiết kế PCCC của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới (theo Mẫu số PC06 ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP).

- Dự toán tổng mức đầu tư của phương tiện giao thông cơ giới.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật có thể hiện các nội dung yêu cầu về PCCC.

Lưu ý:

- Các văn bản, giấy tờ trên phải là bản chính/bản chứng thực hoặc bản sao/bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu.

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải được chủ đầu tư/chủ phương tiện xác nhận.

2. Thủ tục làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy 2024

Thủ tục làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy 2024 (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại mục 1 nêu trên cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép PCCC (cụ thể theo nội dung tại mục 5) theo một trong các phương thức sau:

- Nộp trực tiếp ở bộ phận một cửa của cơ quan thẩm quyền.

- Nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: cơ quan có thẩm quyền phải giao trực tiếp cho người đến nộp hồ sơ 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC/Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ và lưu 01 bản.

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến: cơ quan có thẩm quyền gửi cho người nộp hồ sơ thông báo qua thư điện tử/tin nhắn điện thoại về việc đã tiếp nhận hồ sơ/hướng dẫn bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nộp lệ phí.

Bước 4: Trả kết quả. Dựa theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân/tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

3. Thời hạn giải quyết hồ sơ phòng cháy chữa cháy là mấy ngày?

Theo khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời hạn xử lý hồ sơ PCCC được tính kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

- Thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công:

  • Đối với các dự án, công trình quan trọng của quốc gia và các dự án, công trình thuộc nhóm A: Không quá 15 ngày làm việc.

  • Đối với các dự án và công trình còn lại: Không quá 10 ngày làm việc.

- Thiết kế kỹ thuật cho phương tiện giao thông cơ giới mà có yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC: Không quá 10 ngày làm việc.

4. Lệ phí làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy

Căn cứ theo khoản 14 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, phí thẩm duyệt thiết kế PCCC sẽ được xác định dựa trên tổng mức đầu tư của dự án và công trình, phương tiện giao thông cơ giới.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 5 Thông tư 258/2016/TT-BTC, mức thu đối với phí thẩm định phê duyệt phải nộp tối thiểu đối với một dự án là 500.000 đồng/dự án và tối đa 150 triệu đồng/dự án.

Như vậy, lệ phí làm hồ sơ PCCC sẽ được áp dụng dựa trên tổng mức đầu tư.

5. Nộp hồ sơ phòng cháy chữa cháy ở đâu?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm e khoản 5 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP thì:

- Nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát PCCC&CNCH: Thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các dự án và công trình tại Phụ lục Va ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP, như:

  • Nhà cao trên 150m.

  • Dự án quan trọng của quốc gia; Nhà Quốc hội, Trụ sở Chính phủ, Phủ Chủ tịch, Trụ sở Trung ương Đảng.

  • Công trình xây dựng tại địa bàn hành chính của từ 02 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, trừ cơ sở quốc phòng hoạt động để phục vụ cho mục đích quân sự.

  • Dự án không phân biệt nguồn vốn đầu tư mà đáp ứng các tiêu chí phân loại dự án nhóm A theo pháp luật đầu tư cộng (trừ dự án đầu tư xây dựng sử dụng ngân sách của Nhà nước mà cấp tỉnh là chủ đầu tư) có công trình thuộc một trong các trường hợp: Cảng hàng không; cơ sở hạt nhân; trung tâm thương mại có tổng diện tích sàn trên 30.000m2; công trình tàu điện ngầm; nhà máy chế biến khí; nhà máy lọc dầu;...

- Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh: Thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các trường hợp được Cục Cảnh sát PCCC&CNCH uỷ quyền và các dự án, công trình nêu tại Phụ lục Vb ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP trên địa bàn quản lý, như:

  • Phương tiện giao thông cơ giới mà có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn quản lý (trừ các phương tiện có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC được cơ sở quốc phòng chế tạo/hoán cải để chuyên dùng cho các hoạt động quân sự).

  • Dự án, công trình xây dựng trên địa bàn quản lý nêu tại Phụ lục V Nghị định 50/2024/NĐ-CP (trừ cơ sở quốc phòng hoạt động để phục vụ cho mục đích quân sự và các dự án, công trình tại Phụ lục Va nêu trên), như:

+ Nhà làm việc của cơ quan Nhà nước từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3.

+ Nhà làm việc của doanh nghiệp/tổ chức chính trị, xã hội/khách sạn, nhà nghỉ từ 7 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5.000m3.

+ Chợ, trung tâm thương mại, nhà hàng khối tích từ 3.000m3.

+ Cảng hàng không; bến cảng biển; nhà ga đường đường sắt khối tích từ 5.000m3.

+ Hầm đường bộ/đường sắt chiều dài từ 1.000m.

+ Và các trường hợp khác theo quy định.

  • Dự án, công trình trên địa bàn quản lý nêu tại Phụ lục Va nêu trên khi được cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng.

Trên đây là những thông tin về phí làm hồ sơ phòng cháy chữa cháy.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?