Hộ nghèo vay vốn làm nhà: Lãi suất, mức vay bao nhiêu?

Nếu bạn quan tâm đến các chương trình vay vốn dành cho hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội, hãy theo dõi bài viết để biết hộ nghèo vay vốn làm nhà với lãi suất bao nhiêu, thủ tục thế nào.

1. Chương trình hộ nghèo vay vốn làm nhà tại vùng khó khăn

Hộ nghèo là một trong những đối tượng được vay vốn để sử dụng vào việc trang trải chi phí xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP. Sau đây là các thông tin về chương trình này:

1.1. Đối tượng hộ nghèo vay vốn làm nhà ở

- Hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

1.2. Điều kiện đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà ở

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.

1.3. Mức cho vay đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà ở

Mức cho vay do ngân hàng chính sách và khách hàng vay vốn thỏa thuận nhưng không quá 40 triệu đồng/hộ.

1.4. Thời hạn cho vay đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà ở

Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và khách hàng vay vốn thỏa thuận, nhưng tối đa là 15 năm. Trong 05 năm đầu, khách hàng chưa phải trả nợ gốc.

1.5. Lãi suất cho vay đối với hộ nghèo vay vốn làm nhà ở

- Lãi suất cho vay là 3%/năm.

- Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Hộ nghèo vay vốn làm nhà tại vùng khó khăn chỉ với lãi suất 3%/năm (Ảnh minh họa)

2. Chương trình vay vốn hộ nghèo để sửa nhà, thắp sáng, học tập

2.1. Lãi suất vay vốn hộ nghèo

Lãi suất cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách để sửa nhà là 6,6%/năm (0,55%/tháng).

Căn cứ Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ

2.2. Mức cho vay vốn hộ nghèo

Mức cho vay tối đa đối với một hộ nghèo để sửa chữa nhà ở tối đa không quá 03 triệu đồng/hộ; Cho vay điện thắp sáng tối đa không quá 1,5 triệu đồng/hộ; Cho vay nước sạch tối đa không quá 10 triệu đồng/công trình/hộ.

Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội còn cho vay hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em hộ nghèo theo học tại các cấp học phổ thông; cho vay để sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Theo trang thông tin điện tử của ngân hàng chính sách xã hội

2.3. Điều kiện vay vốn hộ nghèo

Điều kiện vay vốn hộ nghèo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 78/2002/NĐ-CP bao gồm:

- Hộ nghèo cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ công bố từng thời kỳ.

- Hộ nghèo được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trong đó, vốn vay được sử dụng vào việc giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập.

Hộ nghèo vay vốn làm nhà, sửa nhà tại ngân hàng chính sách (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục cho hộ nghèo vay vốn làm nhà, sửa nhà

Trên trang thông tin điện tử của ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn về thủ tục vay vốn hộ nghèo như sau:

3.1. Thành phần hồ sơ

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay hay còn gọi là đơn xin vay vốn hộ nghèo.
- Giấy ủy quyền người đại diện thực hiện thủ tục vay vốn.
- Danh sách hộ gia đình đề nghi vay vốn Ngân hàng chính sách do Tổ tiết kiệm và vay vốn lập.

3.2. Trình tự các bước vay vốn

Bước 1: Người vay vốn viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

Bước 2: Tổ tiết kiệm và vay vốn cùng tổ chức hội, đoàn thể tổ chức họp để bình xét công khai những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Ngân hàng chính sách, trình Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho tổ chức hội, đoàn thể cấp xã.

Bước 6: Tổ chức hội, đoàn thể cấp xã thông báo cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại Điểm giao dịch tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ vay cư trú hoặc tại trụ sở Ngân hàng chính sách nơi cho vay

Trên đây là thông tin về chính sách cho hộ nghèo vay vốn làm nhà, sửa nhà. Nếu có vướng mắc, bạn đọc liên hệ ngay tới tổng đài 19006192 để được giải đáp.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?