Hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không?

Thông thường, án phí hình sự sẽ do người bị kết án chịu, tuy nhiên, một số trường hợp sẽ được miễn án phí. Vậy trường hợp thuộc hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không?

Hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không?

Người thuộc hộ nghèo được miễn tiền tạm ứng án phí, án phí hình sự theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.

Các loại án phí trong vụ án hình sự gồm: Án phí sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, án phí sơ thẩm, phúc thẩm dân sự trong vụ án hình sự.

Theo đó, những trường hợp sau được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:

- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

- Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Như vậy, người thuộc hộ nghèo để được miễn án phí hình sự cần nộp Đơn đề nghị miễn án phí kèm giấy tờ chứng minh hộ nghèo đến Tòa án có thẩm quyền. Trong đó, đơn phải có các nội dung sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;

- Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

Hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không?
Hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không? (Ảnh minh họa)

Ai là người phải nộp án phí trong vụ án hình sự?

Theo Điều 23 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH15, nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hình sự được quy định như sau:

Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong vụ án hình sự

- Người bị kết án phải chịu án phí hình sự sơ thẩm;

- Bị hại đã yêu cầu khởi tố phải chịu án phí hình sự sơ thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, mà sau đó Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ do người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

- Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hình sự được thực hiện theo Điều 26, Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH15;

- Trường hợp bị hại khai báo tài sản bị xâm hại và có yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng thực tế chứng minh tài sản bị cáo xâm phạm có giá trị thấp hơn hoặc cao hơn giá trị tài sản khai báo thì bị cáo phải chịu án phí dân sự sơ thẩm được tính đối với phần tài sản chứng minh được bị xâm phạm;

- Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản nhưng không yêu cầu một số tiền/tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể thì không phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

- Bị hại có yêu cầu bồi thường thiệt hại về những khoản không phù hợp với pháp luật thì Tòa án phải giải thích cho họ việc họ phải chịu án phí nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại đó không được Tòa án chấp nhận. Trường hợp họ vẫn yêu cầu Tòa án giải quyết thì họ phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận;

- Trước khi mở phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Tòa án ghi nhận việc bồi thường thiệt hại thì họ không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

Tại phiên tòa, đương sự, bị cáo thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại thì họ phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp Tòa án đưa ra xét xử vụ án đó;

- Trường hợp bị cáo tự nguyện nộp tiền bồi thường thiệt hại trước khi mở phiên tòa thì không phải nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền đã tự nguyện nộp.

Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm trong vụ án hình sự

- Trường hợp cả bị cáo và người đại diện của bị cáo đều có kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì chỉ bị cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

- Trường hợp chỉ bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định về hình sự của bản án sơ thẩm thì người kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

- Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm thì người nào kháng cáo về phần nào phải chịu án phí đối với yêu cầu của họ;

- Trường hợp bị cáo kháng cáo quyết định về hình sự và người đại diện của bị cáo kháng cáo quyết định về dân sự hoặc ngược lại mà Tòa án quyết định sửa quyết định về hình sự hoặc sửa quyết định về dân sự hoặc sửa cả quyết định về hình sự và quyết định về dân sự thì không có người kháng cáo nào phải chịu án phí phúc thẩm;

- Bị hại kháng cáo phải chịu án phí hình sự phúc thẩm trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm hoặc tuyên bố bị cáo không phạm tội;

- Người kháng cáo phần quyết định về dân sự của bản án sơ thẩm phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH15;

- Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án thì người kháng cáo không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

- Người kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm/tại phiên tòa phúc thẩm không phải chịu án phí hình sự phúc thẩm;

- Người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu yêu cầu kháng cáo của họ được Tòa án chấp nhận.

Trên đây là giải đáp liên quan đến việc hộ nghèo có được miễn án phí hình sự không, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến số 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.