Hiến tạng là gì? Cần điều kiện gì để đăng ký hiến tạng?

Hiến tạng là gì, điều kiện để được hiến tạng cùng quyền lợi của người hiến tạng là vấn đề được nhiều độc giả của LuatVietnam thắc mắc. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Hiến tạng là gì?

Hiến tạng hiện không được định nghĩa cụ thể tại văn bản pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, có thể hiểu hiến tạng là việc hiến mô, bộ phận cơ thể con người.

Theo đó, hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân hiến mô (các tế bào cùng một hay nhiều loại khác nhau thực hiện các chức năng của cơ thể người), bộ phận cơ thể người (một phần của cơ thể từ nhiều mô khác nhau, thực hiện chức năng sinh lý nhất định) một cách tự nguyện khi còn sống hoặc sau khi chết.

Sau khi cá nhân hiến mô, bộ phạn cơ thể người, các bác sĩ sẽ lấy những bộ phận được hiến này để ghép mô, bộ phận cơ thể của người bệnh khác hoặc phục vụ cho mục đích nhân đạo.

2. Điều kiện đăng ký hiến tạng là gì?

Quyền hiến tạng là quyền của công dân được ghi nhận trong các văn bản luật của nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng được đăng ký hiến tạng mà phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 5 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006. Cụ thể:

- Độ tuổi: Từ 18 tuổi trở lên.

- Năng lực hành vi dân sự: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

- Thực hiện đúng nguyên tắc: Tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh hoặc giảng dạy, nghiên cứu khoa học; không nhằm mục đích thương mại và phải giữ bí mật các thông tin liên quan đến người hiến, người được ghép.

- Việc hiến tạng thực hiện trong các giai đoạn: Khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Điều kiện, quyền lợi của người hiến tạng là gì? (Ảnh minh hoạ)

3. Người hiến tạng được hưởng quyền lợi gì?

Bên cạnh định nghĩa hiến tạng là gì, quyền lợi của người hiến tạng cũng được nhiều độc giả quan tâm. Cụ thể như sau:

3.1 Khi còn sống

- Được khám sức khoẻ định kỳ một cách miễn phí. Đồng thời, người hiến tạng còn được hỗ trợ một số khoản sau đây:

  • Tiền thuê phòng ngủ nếu ở xa nơi khám chữa bệnh và không thể đi về trong ngày làm việc với mức hỗ trợ là 450.000 đồng/ngày/người, tối đa không quá 02 ngày;
  • Tiền ăn những ngày thực tế đi khám sức khoẻ định kỳ 200.000 đồng/ngày nhưng tối đa không quá 03 ngày/lần.
  • Tiền xe cộ đi lại tính theo khoảng cách từ nhà đến nơi khám sức khoẻ định kỳ và ngược lại theo giá phương tiện vận tải công cộng. Nếu dùng xe cá nhân thì cũng căn cứ vào khoảng cách này để xác định chi phí đi lại cũng như mức tiêu hao nhiên liệu theo mức 0,2 lít xăng/km và giá xăng tại địa phương.

Lưu ý: Tiền thuê phòng không áp dụng với trường hợp người hiến phải nhập viện để khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế.

- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi hiến tạng.

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định của bác sĩ.

- Được tặng kỷ niệm chương vì sức khoẻ nhân dân từ Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.2 Sau khi chết

Sau khi người hiến tạng chết, nếu thân nhân có tổ chức tang lễ, mai táng di hài thì được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở. Hiện, mức lương cơ sở đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức hỗ trợ mai táng phí cho thân nhân người hiến tạng từ nay đến hết 30/6/2023 là 14,9 triệu đồng; từ ngày 01/7/2023 trở đi là 18,0 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu việc mai táng, tổ chức tang lễ do cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận, bảo quản xác người hiến tạng thực hiện thì cơ quan này sẽ được thanh toán chi phí thực tế không quá 10 tháng lương cơ sở, cụ thể là 14,9 triệu đồng đến hết 30/6/2023 và 18,0 triệu đồng từ ngày 01/7/2023 trở đi.

Trên đây là giải đáp về: Hiến tạng là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?