Hiến mô là gì? Những ai được thực hiện việc hiến mô?

Sau bài viết về hiến tạng là gì, nhiều độc giả của LuatVietnam thắc mắc về vấn đề hiến mô là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải thích chi tiết về vấn đề này.

Mô là gì? Hiến mô là gì?

Hiến mô là việc thực hiện cho mô - tập hợp các tế bào cùng một loại hoặc nhiều loại khác nhau để thực hiện chức năng nhất định của cơ thể người một cách tự nguyện khi còn sống hoặc sau khi người hiến đó chết.

(định nghĩa này được nêu tại khoản 6 Điều 3 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 (trong bài viết sẽ sử dụng từ “Luật” thay thế).

Trong đó, thông thường các mô thường được hiến sẽ gồm giác mạc, gân, xương, tuỷ…

Có thể thấy, việc hiến mô nói riêng, hiến bộ phận cơ thể người, hiến tạng là một trong những hành động cao đẹp, nhân văn, đem lại cơ hội sống cho rất nhiều người có nhu cầu cấy, ghép mô, tạng.

Theo đó, một trong những nguyên tắc hiến mô được nêu tại Điều 4 Luật là nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy.

Việc hiến mô sẽ thực hiện theo hai quá trình, lấy mô (tách mô từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết) để cấy ghép mô tương ứng vào cơ thể của người được ghép.

Mô sẽ được lưu trữ, bảo quản, vận chuyển và cung ứng từ ngân hàng mô do cơ sở y tế tiếp nhận sau khi lấy mô, bộ phận cơ thể người từ người hiến khi còn sống hoặc sau khi người này chết.

Đặc biệt, thường ngoài thận và gan có thể hiến tạng khi người hiến còn sống thì hầu như các mô khác chỉ lấy, ghép khi người hiến mô đã chết hoặc chết não.

Hiến mô là gì? Những ai được thực hiện việc hiến mô?
Hiến mô là gì? Những ai được thực hiện việc hiến mô? (Ảnh minh hoạ)

Những ai được thực hiện việc hiến mô?

Quyền hiến mô là quyền của bất cứ công dân nào từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và thực hiện hiến khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Đặc biệt, khi hiến mô, người hiến và người được hiến cũng như các cá nhân liên quan không được thực hiện các hành vi bị cấm nêu tại Điều 11 Luật gồm:

- Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy trộm xác.

- Ép người khác phải cho mô hoặc bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô từ người không tự nguyện hiến bởi việc hiến mô phải đảm bảo nguyên tắc là hoàn toàn tự nguyện, vì mục đích nhân đạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy.

- Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người hoặc mua, bán xác vì một trong các nguyên tắc của việc hiến mô là không vì mục đích thương mại và quảng cáo, môi giới việc hiến mô, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.

- Lấy mô, bộ phận cơ thể người sống dưới 18 tuổi.

- Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh: HIV, bệnh dại, giang mai, bệnh lao đang điều trị, sốt rét, đái tháo đường có biến chứng, dị ứng thuốc mê, nghiện ma tuý…nêu tại Thông tư số 28/2012/TT-BYT ngày 04/12/2012.

- Lợi dụng chức vỵ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não

- Tiết lộ thông tin hoặc bí mật về người hiến cũng như người được ghép trái quy định…

Hiện nay, việc đăng ký hiến mô đã được thực hiện một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho người muốn hiến mô. Người muốn đăng ký hiến mô có thể đến cơ sở y tế gần nhất để trình bày nguyện vọng.

Khi đó, cơ sở y tế này sẽ báo về Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia và trung tâm sẽ kết hợp với cơ sở y tế để tiếp nhận đơn đăng ký hiến mô khi còn sống hoặc sau khi chết cũng như hoàn tất thủ tục pháp lý cho người có nhu cầu.

Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho việc đăng ký hiến mô nhanh chóng, người có nhu cầu có thể đăng ký online thông qua website của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia tại địa chỉ vnhot.vn và thực hiện theo hướng dẫn hoặc cổng đăng ký hiến, ghép mô tạng tại TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ dieuphoigheptangtphochiminh.vn hoặc bằng cách gửi mail đến cơ quan tiếp nhận yêu cầu:

Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Hiến mô là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết nhất từ chuyên gia pháp lý của LuatVietnam.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là gì? Cách viết thành phần gia đình đúng nhất

Thành phần gia đình là một mục rất quen thuộc trong sơ yếu lý lịch mà ai làm hồ sơ cũng phải biết. Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ giúp bạn hiểu rõ về thành phần gia đình là gì, các kiểu thành phần gia đình và cách viết thành phần gia đình trong hồ sơ. Cùng theo dõi nhé.

Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?

Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?

Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào?

Trong đời sống hàng ngày chúng ta nghe nhiều đến việc phải nghiêm túc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên những khái niệm và vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật còn nhiều hơn thế. Thực hiện pháp luật là gì? Những hình thức và đặc điểm của thực hiện pháp luật như thế nào? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.