Hạn mức giao đất lâm nghiệp là bao nhiêu? Ai được giao đất?

Đất nông lâm nghiệp là gì? Ký hiệu là gì? Hạn mức giao đất lâm nghiệp là bao nhiêu? Ai được giao đất lâm nghiệp? Xem giải đáp thắc mắc này bằng bài viết sau.

1. Đất nông lâm nghiệp là gì? Ký hiệu là gì?

đất nông lâm nghiệp là gì? ký hiệu là gì?
Đất nông lâm nghiệp là gì? Ký hiệu là gì? (Ảnh minh hoạ)

Khái niệm đất nông lâm nghiệp chưa được quy định tại bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, có thể hiểu đất nông lâm nghiệp là loại đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.  Hiện nay, căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đều thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Theo đó, có thể hiểu đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng cho mục đích sản xuất, nhu cầu làm nông nghiệp (bao gồm cả nhu cầu làm lâm nghiệp).

Đất nông nghiệp bao gồm các loại là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác.

Còn đất lâm nghiệp là đất được được sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khai thác rừng, khoanh nuôi,  nghiên cứu... Đất lâm nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; và đất rừng đặc dụng.

Tóm lại, có thể hiểu đất nông lâm nghiệp là loại đất được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp trong đó có các hoạt động lâm nghiệp.

Nhóm đất nông nghiệp (bao gồm nhóm đất lâm nghiệp) được ký hiệu như sau:

Loại đất

Ký hiệu

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

Đất lúa nương

LUN

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

Đất trồng cây lâu năm

CLN

Đất rừng sản xuất

RSX

Đất rừng phòng hộ

RPH

Đất rừng đặc dụng

RDD

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

Đất làm muối

LMU

Đất nông nghiệp khác

NKH

2. Hạn mức giao đất lâm nghiệp là bao nhiêu?

Hạn mức giao đất lâm nghiệp
Hạn mức giao đất lâm nghiệp là bao nhiêu? (Ảnh minh hoạ)

Đất lâm nghiệp được hiểu là bao gồm những loại đất sau:

- Đất rừng sản xuất;

- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng đặc dụng.

Đồng thời căn cứ Điều 129 Luật Đất đai 2013, hạn mức giao đất lâm nghiệp được quy định như sau:

- Đối với đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, cá nhân: Có hạn mức giao đất không quá 30 héc ta.

- Đối với trường hợp cá nhân, hộ gia đình được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất giao đất không quá 25 héc ta.

- Đối với trường hợp giao đất đồi núi trọc, đất trống, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào  sản xuất  lâm nghiệp thì hạn mức giao đất không quá 30 héc ta, không tính hạn mức này vào hạn mức giao đất đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Lưu ý khác:

- Diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang được sử dụng ngoài xã/phường/thị trấn của nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì được tiếp tục sử dụng, nếu thuộc trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất.

- Diện tích đất lâm nghiệp do nhận chuyển nhượng,nhận thừa kế,  thuê, thuê lại, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn, nhận khoán hoặc được Nhà nước cho thuê thì không tính vào hạn mức giao đất nêu trên.

3. Ai được giao đất lâm nghiệp?

(1) Đối với đất rừng sản xuất, 

Căn cứ Điều 135 Luật Đất đai 2013 có quy định:

- Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao cho những đối tượng sau:

+ Tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

+ Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (Điều 45a Nghị định 01/2017/NĐ-CP)

- Đất rừng sản xuất là là rừng trồng  được giao cho những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được giao đất theo hạn mức để sử dụng cho mục đích sản xuất lâm nghiệp.

(2) Đối với đất rừng phòng hộ 

Căn cứ 135 Luật Đất đai 2013,  đất rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho những đối tượng sau:

- Tổ chức quản lý rừng phòng hộ để thực hiện công tác bảo vệ, quản lý, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, hoặc được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định pháp luật về bảo vệ & phát triển rừng. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ thực hiện giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng.

- Những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ & phát triển rừng và đang sinh sống tại khu vực rừng phòng hộ chưa có tổ chức quản lý và quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng, đồng thời được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định.

- Ngoài ra, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.

(3) Đối với đất rừng đặc dụng

Căn cứ 135 Luật Đất đai 2013, đất rừng đặc dụng chỉ được giao cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để thực hiện quản lý, kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ theo quy hoạch,  được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ & phát triển rừng.

Bên cạnh đó, Tổ chức quản lý rừng đặc dụng được giao khoán ngắn hạn đối với đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho cá nhân, hộ gia đình chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng. Đồng thời được giao khoán đối với đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ & phát triển rừng.

Trên đây là thông tin về hạn mức giao đất lâm nghiệp và các thông tin liên quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số 19006192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Phúc khảo là gì? Quy định mới nhất về phúc khảo bài thi

Phúc khảo là gì? Quy định mới nhất về phúc khảo bài thi

Phúc khảo là gì? Quy định mới nhất về phúc khảo bài thi

Sau khi nhận được kết quả bài thi, nếu chưa hài lòng về điểm số thì phúc khảo là việc cần thiết để thí sinh có thể nhận được đúng kết quả với khả năng làm bài của mình. Vậy phúc khảo là gì và những quy định mới nhất về phúc khảo bài thi là gì? Mời bạn xem bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.