GRDP là gì? GRDP có gì khác GDP?

GRDP là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế để tính giá trị sản phẩm dịch vụ. Tương đồng với GRDP, GDP cũng được sử dụng để biểu thị giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Vậy GRDP là gì? GRDP có gì khác GDP?
Tìm hiểu GRDP là gì? GRDP có gì khác GDP?
Tìm hiểu GRDP là gì? GRDP có gì khác GDP? (Ảnh minh họa)

Căn cứ vào Quyết định 05/2023/QĐ-TTg ta có khái niệm GRDP như sau:

Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (Gross regional domestic product) là tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ ở khâu cuối cùng (Không tính giá trị sản phẩm, vật chất ở khâu trung gian) được sản xuất bởi các đơn vị có trụ sở chính hoặc cơ sở kinh doanh nằm trong phạm vi  địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong khoảng thời gian nhất định.

Kỳ công bố GRDP thường theo quý, 6 tháng, 9 tháng hoặc theo năm (một hoặc nhiều năm).

GRDP biểu thị kết quả sản xuất sản phẩm, dịch vụ cuối cùng góp phần phản ánh được mức độ hiệu quả của các chính sách về số lượng sản phẩm được tạo ra theo kỳ. Từ đó, ta có thể rút ra được những đánh giá chung cho sự phát triển kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

GRDP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của tỉnh, thành phố
GRDP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của tỉnh, thành phố (Ảnh minh họa)

GRDP thường được dùng với mục đích nghiên cứu về cơ cấu và những sự biến động trong cơ cấu kinh tế theo từng ngành, nhóm ngành, các mối liên hệ với ngân sách nhà nước và phúc lợi xã hội. Để tính được chỉ số GRDP, ta có thể thực hiện như sau:

Theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg, phương pháp tính GRDP sau:

Căn cứ vào phương pháp sản xuất, có thể tính GRDP theo các tiêu chí sau:

  • Tính theo giá hiện hành: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bằng tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành của tất cả ngành, các khu vực và loại hình kinh tế cộng với giá trị thuế của sản phẩm trừ đi trợ cấp về sản phẩm.

Công thức tính tổng quát: GRDP theo giá hiện hành = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế của sản phẩm theo giá hiện hành + Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hành

Trong đó có:

Giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành = Giá trị sản xuất theo giá hiện hành - Chi phí sản xuất trung gian theo giá hiện hành

  • Tính theo giá so sánh: Để tính theo giá so sánh, ta cần thực hiện tính gián tiếp vì GRDP hoặc các giá trị tăng thêm không thể phân tích thành giá hoặc lượng cụ thể nên không có chỉ số giá hợp lý để tính trực tiếp. Công thức như sau:

GRDP theo giá so sánh = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá so sánh + Các loại thuế của sản phẩm theo giá so sánh - Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh.

Trong đó ta có:

- Thuế nhập khẩu theo giá so sánh = Thuế nhập khẩu theo giá hiện hành/Chỉ số giá hàng hóa của năm hiện hành so với năm được so sánh.

- Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế dành cho sản phẩm khác theo giá so sánh = Thuế giá trị gia tăng và các loại thuế dành cho sản phẩm khác theo giá hiện hành/Chỉ số giảm phát của tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

- Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh = Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hành/Chỉ số giảm phát tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế.

Lưu ý: Cần chọn lựa phương pháp tính phù hợp với tình hình các dữ liệu hiện có.

GRDP có thể tính theo phương pháp sản xuất và phương pháp so sánh
GRDP có thể tính theo phương pháp sản xuất và phương pháp so sánh (Ảnh minh họa)
  • Tính theo quý, 6 tháng, 9 tháng và năm

Tốc độ tăng trưởng GRDP là là tỷ lệ % tăng hoặc giảm của GRDP (theo giá so sánh) tại kỳ báo cáo so với cùng kỳ ở năm trước. Công thức tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng GRDP =  ((GRDP theo giá so sánh tại kỳ báo cáo/ GRDP theo giá so sánh tại báo cáo cùng kỳ năm trước) x 100) - 100

  • Tính theo thời kỳ (Nhiều năm)

Công thức tính tổng quát như sau:

Trong đó ta có:

Gy: Tốc độ độ tăng trưởng bình quân từ sau năm gốc so sánh đến năm n.

GRDPn: GRDP tính theo giá so sánh năm thứ n.

GRDP0: GRDP tính theo giá so sánh năm gốc của thời kỳ nghiên cứu.

n: Số năm từ sau năm gốc so sánh đến năm n của báo cáo.

Tốc độ tăng trưởng GRDP của năm 2022

GRDP và GDP là hai chỉ tiêu thường bị nhầm lẫn vì chúng có một số điểm tương đồng với nhau. Vậy sự khác nhau giữa GDP và GRDP là gì? Chúng tôi giải đáp thắc mắc này theo các tiêu chí như sau:

Điểm khác nhau

GRDP

GDP

Khái niệm chung

GRDP (hay tổng sản phẩm trên địa bàn) là giá trị sản phẩm. dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định.

GDP (Tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm trong nước) là giá trị trên thị trường của các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trong phạm vi một quốc gia tại thời điểm nhất định.

Phạm vi

Một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương

Lãnh thổ của một quốc gia

Công thức tính

GRDP theo giá hiện hành = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá hiện hành + Thuế của sản phẩm theo giá hiện hành + Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá hiện hành

GRDP theo giá so sánh = Tổng giá trị được tăng thêm theo giá so sánh + Các loại thuế của sản phẩm theo giá so sánh - Trợ cấp dành cho sản phẩm theo giá so sánh.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian + Thuế nhập khẩu

Nội dung phản ánh

GRDP là một chỉ tiêu dùng để phản ánh, so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các tỉnh, vùng trong một quốc gia.

GDP chính là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tại một thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, GDP còn phản ánh sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và dự đoán tình hình kinh tế.

GRDP có phạm vi phản ánh giá trị sản phẩm, dịch vụ nhỏ hơn GDP

GRDP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay. Bởi lẽ, đây chính là chỉ tiêu đánh giá chuẩn xác nhất tình hình kinh tế của một tỉnh trong năm. Ý nghĩa của GRDP là:

  • GRDP biểu thị giá trị sản phẩm, dịch vụ cuối cùng của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Từ đó, giúp cho các nhà kinh tế có thể đem ra để quan sát và đánh giá tình hình hoạt động kinh tế tại địa bàn.

  • GRDP giúp đưa ra các chiến lược về sản xuất và cách thức hoạt động dịch vụ một cách đúng đắn nhằm có các điều chỉnh kịp thời khi gặp chuyển biến xấu và có phương hướng phát triển phù hợp, lâu dài.

  • Tuy GRDP là chỉ tiêu đánh giá giá trị sản phẩm, dịch vụ của chỉ một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng nó lại có ý nghĩa to lớn góp phần giúp cho việc quản lý hoạt động kinh tế của quốc gia được thực hiện sát sao, chặt chẽ ở từng địa bàn trên cả nước, góp phần vào việc phát triển kinh tế nước nhà đi lên bền vững.

GRDP giúp cho nhà nước kiểm soát tình hình phát triển kinh tế từng khu vực
GRDP giúp cho nhà nước kiểm soát tình hình phát triển kinh tế từng khu vực (Ảnh minh họa)

Trên đây là GRDP là gì? GRDP có gì khác GDP? Chúng tôi hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về GRDP và các phân biệt GRDP với GDP một cách chuẩn xác và chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

“Tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và hình phạt cho tội phạm đó. Vậy tình tiết định tội và tình tiết định khung khác nhau như thế nào, có những điểm khác biệt nào cần phân biệt rõ?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?