1. GPA là gì?
Dưới đây là khái niệm và cách tính GPA chi tiết dành cho học sinh - sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ xin học bổng.Vậy điểm GPA có vai trò như thế nào trong việc xin học bổng. Hãy cùng tìm hiểu để nắm được thông tin rõ ràng cụ thể:
1.1 Khái niệm
GPA (Grade Point Average) là số điểm trung bình các môn học của một học sinh đạt được sau khi tham dự một kỳ học hoặc một bậc học hay khóa học nào đó. Điểm GPA được xem như thước đo thể hiện kết quả học tập của cá nhân học sinh, sinh viên. GPA chỉ được áp dụng cho bậc giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đặc biệt, khi đi du học hoặc xin học bổng GPA ở các trường quốc tế, điểm GPA là một trong những điều kiện bắt buộc phải có. Bên cạnh đó còn đáp ứng một số yêu cầu khác để có thể cạnh tranh với các ứng viên còn lại.
Điểm GPA được chia làm 2 dạng điểm GPA là GPA nói chung và GPA tích lũy (Cumulative GPA), trong đó:
GPA tích lũy, hoặc CGPA là điểm trung bình tích lũy trong một thời gian ngắn như khóa học, học kỳ.
Còn GPA chung là điểm trung bình của một quá trình học, tức là điểm trung bình chung trong cả năm, của các học kỳ cộng lại chia đều.
1.2 Thang điểm phổ biến trong GPA
Có nhiều hệ thống chấm điểm dựa theo thang điểm GPA. Sử dụng các thang điểm khác nhau như: chữ cái, chữ số hay phần trăm. Dưới đây là một số thang điểm GPA được sử dụng phổ biến trên thế giới:
Thang điểm 10 (1 - 10): Việt Nam, Canada, Hà Lan, Colombia.
Thang điểm 4 (1 - 4): Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.
Thang điểm chữ (A - F): Mỹ, Canada, Úc, Việt Nam, Thái Lan.
Thang điểm 5 (1 - 5): Đức, Áo, Nga.
Tỷ lệ phần trăm (%): Bỉ, Ba Lan, Mỹ.
Ở Việt Nam hiện nay hệ thống giáo dục nước ta chỉ có 3 thang điểm được dùng phổ biến là: thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ.
2. Cách tính điểm GPA ở Việt Nam
Tùy theo chính sách của mỗi bậc học, trường học ở Việt Nam đều có cách tính điểm GPA khác nhau. Nhưng kết quả bạn có được, cho dù là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, thì đều tương đương với một điểm chất lượng nhất định.
2.1 GPA bậc đại học
Điểm trung bình môn ở các trường tại Việt Nam bao gồm: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ là 1:3:6. Tỉ lệ này dao động phụ thuộc vào từng môn học.
Cách tính điểm GPA ở đại học có thể khác nhau, nhưng được tính theo công thức chung:
(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
(Điểm GPA ở đại học thường được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Bạn học 3 học phần: Lập trình (2 tín chỉ), thiết kế web (3 tín chỉ) và Mạng căn bản (3 tín chỉ). Bạn đạt điểm tổng kết những môn học này là:
Lập trình - C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)
Thiết kế web - B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)
Mạng căn bản - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)
Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ ở mỗi học phần, bạn có 2 x 2 = 4 điểm Lập trình, 3 x 3 = 9 điểm Thiết kế web và 4 x 3 = 12 điểm Mạng cơ bản. Cộng lại bạn có 25 điểm. Với cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của những học phần bạn đã học (2 + 2 + 3 = 7), từ đó có GPA của bạn: 25/7 là 3,57.
2.2 GPA bậc trung học
Cách tính điểm GPA của bậc trung học khác hẳn so với bậc đại học. Với các bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 muốn đi du học thì lưu ý cách tính điểm GPA ở dưới đây:
(∑Điểm trung bình mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS ở Việt Nam có 4 năm, bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)
(Điểm GPA ở bậc trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 8.0 – 8.3 – 8.8 thì từ công thức ta có: GPA = ( 8.0 + 8.3 + 8.8) / 3 = 8.3. Như vậy GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.
3. Cách quy đổi GPA Việt Nam: Bao nhiêu là giỏi?
Chắc chắn nhiều bạn vẫn còn chưa rõ phương thức quy đổi điểm GPA như thế nào. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi GPA dưới đây để tự tính được điểm GPA của mình.
Như vậy, để đạt giỏi trong GPA thì bạn phải đạt từ 8,5 - 10 trên thang điểm mười hoặc đạt điểm chữ là A và điểm số là 4.0 theo thang điểm 4.
4. Những lưu ý khi quy đổi cần chú ý để GPA không trọng số và GPA trọng số
GPA không trọng số: Điểm trung bình được tính từ 0 - 4.0 theo thang điểm không trọng số.Điều này đồng nghĩa mức độ và tính chất của các khoá học không quan trọng. Điểm trong hồ sơ của bạn vẫn được tính là 4.0. Dù đã học lớp cơ bản hay lớp nâng cao.
GPA có trọng số: Phản ánh khách quan hơn trong quá trình học tập. Sử dụng thang điểm 0 - 5.0 .Điểm trung bình có trọng số có đề cập đến cấp độ ngôi trường mà bạn theo học. Có nghĩa là điểm A ở lớp dễ được tính là 4.0, nhưng điểm A ở lớp khó có thể sẽ là 5.0.
Cũng có một số trường có chấp nhận thang điểm 10 của Việt Nam. Vì vậy, nếu không có yêu cầu chuyển đổi, sinh viên nên giữ nguyên điểm của mình theo hệ 10 của Việt Nam thì có lợi hơn.
Lời Kết:
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc điểm GPA là gì cũng như chia sẻ cho bạn cách tính và cách quy đổi điểm GPA.Hiểu rõ “điểm GPA là gì?”, chúng ta đã biết đây không chỉ là một con số, mà là một yếu tố quyết định quan trọng trong việc nhận học bổng và xin du học tại các quốc gia trên thế giới.