[Gợi ý] Các mẫu sơ đồ lớp học sáng tạo, thông dụng nhất

Bước vào năm học mới, là giáo viên chủ nhiệm, bạn đang loay hoay không biết thiết kế mẫu sơ đồ lớp học sao cho phù hợp với không gian và số lượng thành viên trong lớp. Hãy xem ngay các mẫu sơ đồ lớp phổ biến nhất đã được tổng hợp dưới đây!

1. Mẫu sơ đồ lớp học có tác dụng gì?

Mẫu sơ đồ lớp học là tài liệu thường được thể hiện dưới dạng bản vẽ, mô tả, hướng dẫn cách sắp xếp vị trí chỗ ngồi của giáo viên cho học sinh trong lớp. Nhờ đó, thầy cô có cái nhìn tổng quan về tổ chức, quy mô lớp và nắm bắt được chính xác thông tin về học sinh.

Mẫu sơ đồ lớp học được thiết kế cực ngộ nghĩnh
Mẫu sơ đồ lớp học được thiết kế cực ngộ nghĩnh (Ảnh minh hoạ)

Mẫu sơ đồ lớp học là một công cụ vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp giáo viên đơn giản hóa việc sắp xếp, quản lý lớp học của mình. Cùng tìm hiểu những lợi ích của sơ đồ lớp học mang lại dưới đây:

  • Tổ chức tốt vị trí chỗ ngồi: Mẫu sơ đồ lớp học giúp giáo viên xác định được vị trí của học sinh trong lớp. Việc sắp xếp này dựa trên nhiều yếu tố như: phân chia theo thứ tự bảng chữ cái, sự tương tác giữa các học sinh, học lực, thể lực của từng bạn,... từ đó tạo môi trường học tập tốt nhất.

  • Quản lý lớp học dễ dàng: Thông qua sơ đồ lớp, giáo viên có thể biết chính xác học sinh ngồi tại vị trí đó tên là gì hay nắm chức vụ nào trong lớp. Ngoài ra, giáo viên cũng đơn giản trong việc theo dõi sĩ số lớp học vắng hay đủ và tăng tương tác hiệu quả với học sinh.

  • Tiết kiệm thời gian: Thay vì mở sổ xem lại danh sách lớp, chỉ cần nhìn vào mẫu sơ đồ lớp học giáo viên đã có đầy đủ thông tin cần thiết liên quan đến học sinh. Đồng thời, sơ đồ cũng giúp giáo viên rút ngắn thời gian ghi nhớ tên của các thành viên trong lớp.

  • Nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập: Sơ đồ lớp giúp tối ưu hóa vị trí chỗ ngồi. Giáo viên có thể sắp xếp học sinh có học lực giỏi và kém cạnh nhau cho các bạn hỗ trợ lẫn nhau, từ đó có các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em

Tóm lại, mẫu sơ đồ lớp học là công cụ hữu hiệu giúp giáo viên tổ chức, quản lý, mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và tạo môi trường học tập tốt cho học sinh.

2. Tổng hợp các mẫu sơ đồ lớp học mới nhất

2.1 Mẫu sơ đồ lớp học 2 dãy

mau-so-do-lop-hoc-2-day
Sơ đồ lớp học 2 dãy (Ảnh minh hoạ)

Đây là mẫu sơ đồ truyền thống, được khá nhiều giáo viên sử dụng trước kia. Mẫu sơ đồ lớp này thích hợp với lớp học có diện tích nhỏ, có ít bàn mà số lượng học sinh đông.

Lớp học được chia làm 2 dãy chính, số lượng bàn ở 2 dãy thường ngang bằng nhau, mỗi bàn sẽ có 3-4 học sinh. Một dãy được coi là 1 tổ hoặc cũng có thể chia làm 2 tổ.

2.2 Mẫu sơ đồ lớp học 3 dãy

Phân chia lớp học thành 3 dãy bàn đang là cách tổ chức phổ biến và được áp dụng nhiều ở các trường hiện nay. 

Không gian lớp học thường được chia làm 3 dãy, các dãy ngăn cách nhau bởi 2 khoảng không ở giữa. Thông thường, mỗi bàn ở 2 dãy ngoài sẽ có 2 học sinh, riêng dãy giữa thường là bàn dài nên số lượng các bạn sẽ nhiều hơn 2 dãy ngoài từ 1-2 bạn.

Cách sắp xếp này giúp tăng khả năng tương tác giữa học sinh, hoạt động trao đổi nhóm diễn ra sôi nổi hơn.

2.3 Mẫu sơ đồ lớp học 4 dãy

Sơ đồ lớp học 4 dãy
Sơ đồ lớp học 4 dãy (Ảnh minh hoạ)

Mẫu sơ đồ này phù hợp với các lớp học có diện tích rộng, cơ sở vật chất bàn ghế nhiều. Bạn có thể tham khảo mẫu tổ chức lớp học 4 dãy dưới đây:

Lớp học được chia làm 4 dãy, mỗi dãy thường là 1 tổ. Trong quá trình thảo luận nhóm, giáo viên có thể lấy luôn mỗi dãy là một nhóm, hoặc ghép 2 dãy cạnh nhau thành 1 nhóm lớn tùy vào yêu cầu bài giảng. Việc có 4 nhóm sẽ mang lại nhiều ý kiến đóng góp hơn, nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy.

3. Cách tạo mẫu sơ đồ lớp học nhanh gọn

Sơ đồ lớp học được thiết kế dựa trên nhiều yếu tố như không gian lớp học; số lượng, chức vụ học sinh; mục tiêu giảng dạy. Căn cứ vào các yếu tố đó, bạn có thể nhanh chóng bố trí, phác thảo vị trí chỗ ngồi.

Bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm hay công cụ thiết kế linh hoạt như: Microsoft Word, Canva, … để tạo ra một mẫu sơ đồ lớp bắt mắt.

Để tạo một mẫu sơ đồ lớp học nhanh gọn, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Đảm bảo có đầy đủ các thành phần của một sơ đồ lớp thường có, bao gồm: Tên lớp, bàn giáo viên, cửa lớp, họ tên, chức vụ (nếu có), vị trí chỗ ngồi của học sinh, …

  • Xác định cách bố trí lớp học: Căn cứ vào không gian, sĩ số học sinh, giáo viên có thể phân chia thành các dãy sao cho phù hợp. Các loại sắp xếp vị trí chỗ ngồi thường được sử dụng là 2 dãy, 3 dãy hoặc 4 dãy.

  • Thực hiện tiến hành phác thảo sơ đồ lớp học: Chúng tôi xin giới thiệu các bước vẽ sơ đồ lớp học dễ thực hiện nhất bằng phần mềm Word dưới đây:

  1. Chia cột: Mở chương trình Word, vào Layout => Columns => chọn More Columns để nhập số lượng cột mà bạn muốn chia trang Word.

Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mẫu sơ đồ lớp học 4 dãy.

Thao tác chia cột cho Word
Thao tác chia cột cho Word (Ảnh minh hoạ)
  1. Tạo bảng: Vào Insert => chọn Table kéo hàng ngang và dọc tương ứng để bắt đầu kẻ bảng.

Với ví dụ này, 1 bàn học có 2 học sinh nên chúng ta chọn kéo 2 hàng ngang cùng với số hàng dọc tương ứng với số bàn.

Tạo bảng đơn giản thông qua Insert Table
Tạo bảng đơn giản thông qua Insert Table (Ảnh minh hoạ)
  1. Tiến hành tương tự như bước 2, bạn tạo tiếp một bảng phía dưới. Sau đó chọn Layout => Breaks => Column để dịch chuyển bảng vừa tạo qua cột khác.

Dịch chuyển bảng vừa tạo qua cột khác
Dịch chuyển bảng vừa tạo qua cột khác (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện thao tác kẻ bảng tương tự để tạo được sơ đồ lớp 4 dãy bàn.

  1. Tạo khung ghi tên tổ: Trước khi thao tác, bạn cần nhớ chuyển nội dung về 1 cột bằng cách vào Layout => Columns => One.

Đầu tiên, chọn Insert => Shapes và chọn khung phù hợp để điền tên tổ

Chọn Insert => Shapes để chọn khung điền tên tổ
Chọn Insert => Shapes để chọn khung điền tên tổ (Ảnh minh hoạ) 

Sau đó, chọn Format => ấn vào mũi tên xổ xuống, chọn khung và ghi chú tên tổ. Thực hiện lệnh Copy paste để đánh dấu vị trí các tổ còn lại.

Vào Format để chọn khung ghi chú tên tổ
Vào Format để chọn khung ghi chú tên tổ (Ảnh minh hoạ)
  1. Tạo bàn giáo viên (ở góc trái/phải) và bảng (ở giữa): Vào Insert =>Table và chọn 1 ô. Bạn nhấn chuột vào góc của ô, kéo vào hoặc đẩy ra để căn chỉnh kích thước ô phù hợp. Sau khi tạo được các ô, bạn ghi chú bàn giáo viên và bảng.

Tạo mũi tên cửa ra vào: Chọn Insert => Shapes => chọn kiểu mũi tên bạn thích và cũng thực hiện  ghi chú như tạo khung, bạn sẽ tạo được mũi tên ghi chú cửa lớp. 

Thao tác tạo ô bàn giáo viên, bảng và mũi tên cửa ra vào
Thao tác tạo ô bàn giáo viên, bảng và mũi tên cửa ra vào (Ảnh minh hoạ)
  1. Cuối cùng, nhập họ tên của học sinh vào các bảng đã tạo, sau đó căn chỉnh font chữ, màu sắc, … là bạn đã có một mẫu sơ đồ lớp học dễ nhìn và trực quan.

Các bước tạo sơ đồ lớp học 4 dãy cực đơn giản
Các bước tạo sơ đồ lớp học 4 dãy cực đơn giản (Ảnh minh hoạ)
Hi vọng thông qua bài viết này, các thầy cô có thể tham khảo, lựa chọn hoặc tự thiết kế được mẫu sơ đồ lớp học ưng ý, khoa học, phù hợp với công tác quản lý và nắm bắt tốt nhất thông tin lớp học của mình.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa những nội dung còn phù hợp, hiệu quả và khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.