Giấy phép môi trường gồm những gì? Ai có thẩm quyền cấp?

Giấy phép môi trường là công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Vậy Giấy phép môi trường gồm những gì? Ai có thẩm quyền cấp?

1. Giấy phép môi trường là gì? Giấy phép môi trường gồm những gì?

Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa Giấy phép môi trường như sau:

“Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, Giấy phép môi trường là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, xác nhận cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép thực hiện các hoạt động có tác động đến môi trường trong một thời gian nhất định.

Giấy phép này nhằm đảm bảo rằng khi triển khai các dự án có tác động xấu đến môi trường thì các tổ chức, cá nhân phải có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật.

Giấy phép môi trường gồm những gì?
Giấy phép môi trường gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

Theo đó, khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định Giấy phép môi trường gồm những nội dung sau: thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).

Cụ thể, khoản 2 Điều này cũng đã liệt kê chi tiết những nội dung mà Giấy phép môi trường thể hiện bao gồm:

- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;

- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;

- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;

- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;

- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

2. Giấy phép môi trường ai cấp?

Căn cứ Điều 41 thì có 04 cơ quan thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường, bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện.

giấy phép môi trường gồm những gì

Trong đó, tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau sẽ phải nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép môi trường cho các cơ quan khác nhau, cụ thể như sau:

Thẩm quyền 

Đối tượng

Bộ Tài nguyên và Môi trường

(1) Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức:

- Đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoặc

- Nằm trên ≥ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(2) Cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất hoặc thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

(1) Dự án đầu tư nhóm II có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

(2) Dự án đầu tư nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.

(3) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức không thuộc thẩm quyền các cơ quan trên.

3. Giải đáp liên quan đến Giấy phép môi trường

3.1 Dự án nào bắt buộc phải có Giấy phép môi trường?

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì các dự án sau đây bắt buộc phải có Giấy phép môi trường:

-  Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng nêu trên.

3.2 Có phải mọi trường hợp phát sinh chất thải nguy hại đều phải cấp Giấy phép môi trường?

Không phải mọi trường hợp phát sinh chất thải nguy hại đều phải cấp Giấy phép môi trường. Bởi căn cứ khoản 2 Điều 71 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh chất thải nguy hại ≥ 1.200 kg/năm hoặc ≥ 100 kg/tháng trong quá trình vận hành thì mới phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

3.3 Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thời hạn của giấy phép môi trường tùy thuộc vào loại dự án và mức độ tác động đến môi trường.

Theo đó, thời hạn tối đa của giấy phép môi trường là 10 năm, sau đó phải tiến hành gia hạn hoặc cấp mới tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với những dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, thời hạn của giấy phép có thể ngắn hơn để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hơn. Cụ thể như sau:

Thời hạn

Dự án

07 năm

- Dự án đầu tư nhóm I;

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I

10 năm

Dự án còn lại

Ngắn hơn

Theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

Tóm lại, Giấy phép môi trường là công cụ quan trọng để quản lý và kiểm soát các hoạt động có tác động đến môi trường tại Việt Nam. Việc hiểu rõ nội dung, thẩm quyền cấp và các yêu cầu liên quan đến giấy phép môi trường sẽ giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định pháp luật, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho câu hỏi Giấy phép môi trường gồm những gì? Ai có thẩm quyền cấp?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?