Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không?

Hiện nay, tại các trường học thường có số lượng giáo viên hợp đồng không nhỏ. Bài viết dưới đây đề cập đến một số thông tin, quyền lợi đối với giáo viên hợp đồng như là: Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không? Có được đóng bảo hiểm xã hội không?

1. Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không?

Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không?
Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không? (Ảnh minh họa)

Tại các trường học hiện nay, giáo viên tham gia vào công tác giảng dạy có thể là viên chức theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 hoặc giáo viên hợp đồng.

Trong đó, giáo viên là viên chức sẽ thực hiện giảng dạy theo hợp đồng làm việc còn giáo viên ký hợp đồng lao động thường được gọi là giáo viên hợp đồng.

Bởi vậy, giáo viên hợp đồng được hiểu là người có trình độ, bằng cấp phù hợp được nhà trường giao kết hợp đồng giảng dạy trong thời gian nhất định.

Theo quy định hiện hành tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT)  thì giáo viên là viên chức trong thời gian học sinh nghỉ hè thì vẫn được nhận lương.

Tuy nhiên, đối với giáo viên hợp đồng thì việc có được nhận lương trong kỳ nghỉ hè sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận, điều khoản trong hợp đồng giảng dạy được ký kết trước đó.

Do đó, để trả lời chính xác cho câu hỏi “Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không?”, anh/chị có thể xem lại các điều khoản tại hợp đồng giảng dạy quy định như thế nào.

Mức lương của giáo viên hợp đồng mới nhất
Mức lương của giáo viên hợp đồng mới nhất (Ảnh minh họa)

Giáo viên hợp đồng hiện nay có chế độ lương và phụ cấp không giống với giáo viên là viên chức của trường. Mức lương của giáo viên hợp đồng sẽ do hai bên thỏa thuận và thể hiện tại các điều khoản trong hợp đồng lao động.

Cần lưu ý mức lương của giáo viên hợp đồng không phân biệt trường dân lập, công lập,... đều không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật. Cụ thể mức lương lương tối thiểu vùng mới nhất hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

Tóm lại, mức lương của giáo viên hợp đồng sẽ có sự khác nhau dựa vào thỏa thuận của các bên trên cơ sở ngân sách của trường, trình độ của giáo viên, điều kiện giảng dạy,...

Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật. Ngoài ra, việc nâng lương, thời hạn nâng lương của giáo viên hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật.

- Về phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên hợp đồng

Căn cứ Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi được quy định bao gồm:

“1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.”

Căn cứ quy định này thì giáo viên thuộc biên chế trả lương và đang trực tiếp giảng dạy theo diện hợp đồng tại các trường học công lập là đối tượng tính hưởng phụ cấp ưu đãi. Như vậy, đối với giáo viên hợp đồng tại các trường ngoài công lập như trường dân lập, tư thục sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên.

- Về phụ cấp thâm niên đối với giáo viên hợp đồng

Phụ cấp thâm niên được hiểu là khoản phụ cấp dành cho những nhà giáo hiện đang giảng dạy, giáo dục tại những cơ sở giáo dục công lập,  trường, học viện,trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trực thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị,

Căn cứ Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo như sau:

“Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

1. Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

3. Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.”

Trong đó, đối với trường hợp đang giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, trạm, trại, trung tâm thực hành, xưởng trường, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn tại cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập.

Giáo viên hợp đồng cần xem mình có thuộc danh sách trả lương do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay không, nếu thuộc thì Giáo viên hợp đồng trong trường hợp này vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên. Nếu không thuộc danh sách này, giáo viên hợp đồng sẽ không được nhận phụ cấp thâm niên.

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có quy định về những đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Trong đó, tại điểm a, b Điều này có quy định nếu người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn mà từ đủ 1 tháng trở lên là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, nếu đơn vị giao kết ký với giáo viên hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên này theo quy định pháp luật.

Lúc này, nhà trường và giáo viên hợp đồng sẽ đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ được quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ nội dung của Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban tại Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định về định mức số tiết dạy áp dụng đối với giáo viên như sau:

“Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:

1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết”.”

Theo đó, quy định này không nêu rõ có áp dụng đối với giáo viên hợp đồng hay không. Thực tế số tiết dạy thường được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động và thù lao cũng được trả dựa trên số tiết dạy theo thỏa thuận này.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Giáo viên hợp đồng nghỉ hè có lương không?  Và các thông tin liên quan đến giáo viên hợp đồng.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.