Giao dịch trung gian là gì? Các hình thức giao dịch trung gian

Giao dịch trung gian là hình thức phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi, an toàn trong quá trình trao đổi, mua bán. Để hiểu rõ hơn giao dịch trung gian là gì, các hình thức và lợi ích của việc giao dịch trung gian, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Giao dịch trung gian là gì? 

Trong thời đại số như hiện nay, việc sử dụng “trung gian” mang lại nhiều lợi ích và hạn chế các rủi ro khi thanh toán. Trước khi đi vào tìm hiểu các hình thức giao dịch trung gian, bạn đọc cùng nghiên cứu khái niệm và quy trình của hình thức này.

1.1 Khái niệm

Giao dịch trung gian (Intermediary Transactions) là hình thức giao dịch giữa hai bên, nhưng có sự chứng kiến và tham gia của bên thứ ba. Bên trung gian là cầu nối giữa người bán và người mua, là người đứng ra thỏa thuận và thống nhất về các điều kiện, chứng từ hợp lệ, cũng như phương thức mua bán.


Giao dịch trung gian được thực hiện thông qua bên thứ ba (Ảnh minh hoạ)

Người được chọn làm bên thứ ba thường là cá nhân uy tín, các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng bên trung gian sẽ đảm bảo cho quá trình giao dịch không xảy ra các vấn đề như tranh chấp, lừa đảo hay gian lận.

Sau khi đã nắm được khái niệm giao dịch trung gian là gì, ta cần hiểu thêm về một thuật ngữ liên quan, đó là giao dịch trung gian thanh toán. Giao dịch trung gian thanh toán là hình thức thanh toán qua bên thứ ba để tránh các rủi ro, đồng thời đảm bảo tính xác thực và sự thuận tiện trong mỗi lần giao dịch.

1.2 Quy trình giao dịch trung gian

Các bước trong quy trình giao dịch trung gian có thể được hiểu như sau:

Bước 1: Tìm kiếm và chọn lựa một bên thứ ba để tham gia vào quá trình trao đổi, mua bán.

Lưu ý: Bên trung gian cần là cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức có uy tín để đảm bảo không xảy ra sai sót hay rủi ro khi giao dịch.

Bước 2: Sau khi đã thống nhất điều kiện, giá cả và xem xét chứng từ hợp lệ, bên mua sẽ chuyển tiền cho bên thứ ba.

Bước 3: Bên trung gian (bên thứ ba) xác nhận giao dịch.

Bước 4: Bên người bán sẽ chuyển nhượng hàng hóa lại cho bên người mua. Sau khi người mua kiểm tra và ưng ý với mặt hàng đã nhận, bên trung gian sẽ chuyển tiền lại cho bên bán.
Bước 5: Hoàn thành quá trình giao dịch.

2. Các hình thức giao dịch trung gian thường được sử dụng

Sau khi đã làm rõ khái niệm giao dịch trung gian là gì và quy trình giao dịch trung gian diễn ra như thế nào, bước tiếp theo ta sẽ đi tìm hiểu về các hình thức giao dịch trung gian phổ biến hiện nay.

2.1 Giao dịch trung gian qua cá nhân uy tín

Hình thức giao dịch trung gian qua cá nhân đã được sử dụng từ trước khi các hình thức hiện đại hơn được ra đời. Có thể nói đây được coi là một dạng giao dịch trung gian truyền thống và vẫn được lựa chọn cho đến ngày nay.


Giao dịch qua cá nhân trung gian là hình thức truyền thống rất phổ biến (Ảnh minh hoạ)

Một cá nhân được chọn làm trung gian có thể là người quen của bên bán hoặc bên mua, người đại diện của một tổ chức hay chỉ đơn giản là một người đủ uy tín để đứng giữa cuộc giao dịch.

Vai trò của cá nhân trung gian là đảm bảo sự minh bạch về tài sản, chứng thực giấy tờ để quá trình giao dịch diễn ra một cách an toàn. Chủ thể trung gian sẽ được hưởng một khoản phí sau khi hoàn tất việc giao dịch.

2.2 Giao dịch trung gian qua các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền

Trong phần chia sẻ khái niệm giao dịch trung gian là gì, chúng ta có nhắc đến việc bên trung gian có thể là các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Vậy những đơn, vị tổ chức có thẩm quyền này là ai? Đơn vị đó có vai trò như thế nào?

Hình thức giao dịch trung gian qua các tổ chức có thẩm quyền có thể dùng để gọi chung về các đơn vị như: Ngân hàng nhà nước, UBND,...

Các tổ chức, đơn vị được pháp luật cho phép này sẽ trực tiếp chứng thực các chứng từ, hợp đồng giao dịch để đảm bảo công bằng về lợi ích và đạt được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.

2.3 Giao dịch trung gian qua các ứng dụng công nghệ được cấp phép

Thời đại công nghệ số hiện đại ngày nay tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận nhiều hình thức thanh toán mới mẻ, tiện lợi và nhanh chóng hơn. Khác biệt với hai hình thức lâu đời ở trên, ngày nay mọi quá trình giao dịch đều có thể được diễn ra chỉ trong vài phút trên ứng dụng trên điện thoại di động.


Giao dịch bằng ứng dụng thanh toán mang lại nhiều tiện ích (Ảnh minh hoạ)

Các ứng dụng công nghệ này được tạo ra bởi các doanh nghiệp cung cấp về dịch vụ thanh toán trung gian được cấp phép theo quy định của pháp luật.

Khi sử dụng dịch vụ thanh toán công nghệ, giao dịch giữa người mua và người bán sẽ diễn ra thuận tiện hơn, mang lại tính chắc chắn và minh bạch hơn so với việc ủy thác vào một cá nhân như các hình thức truyền thống.

3. Ưu và nhược điểm của việc giao dịch trung gian

Bất kỳ phương thức giao dịch nào cũng có những lợi ích và tồn tại một vài hạn chế nhất định. Do đó, khi đã giải đáp được khái niệm giao dịch trung gian là gì, cũng như hiểu thêm về các hình thức giao dịch trung gian phổ biến hiện nay, những ưu, nhược điểm của cách thức giao dịch này càng cần được làm rõ.

3.1 Ưu điểm

Việc giao dịch qua trung gian đòi hỏi người thứ ba phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về các quy định của pháp luật, về cung cầu, xu thế trên thị trường, cũng như thông thạo cách làm các thủ tục giao dịch hợp pháp. Nhờ đó quá trình mua bán sẽ diễn ra dễ dàng, nhanh chóng và giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên bán và bên mua.

Bên cạnh ưu điểm về rút ngắn thời gian, mọi cuộc giao dịch thông qua bên thứ ba sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trung gian hay giảm thiểu các khoản đầu tư về cơ sở vật chất trong quá trình giao dịch.

3.2 Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên, việc giao dịch trung gian cũng đi kèm một vài nhược điểm khiến hai bên giao dịch cần cân nhắc.

Khi thực hiện các cuộc mua bán trung gian, hai chủ thể mua bán đều không thể trao đổi trực tiếp với đối phương. Bên bán và bên mua sẽ không kịp thời nắm bắt về tình hình, giá cả, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Khi đó, rất có khả năng sẽ xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng, bên trung gian nhân cơ hội thu lợi nhuận nhiều hơn và đưa ra nhiều yêu cầu hơn cho cả hai bên giao dịch.

4. Có nên giao dịch trung gian hay không?

Nhìn lại khái niệm giao dịch trung gian là gì, có thể thấy rằng việc giao dịch trung gian qua bên thứ ba đem lại cho người bán và người mua rất nhiều lợi ích.

Trong những năm gần đây, việc giao dịch online qua các ứng dụng công nghệ như MoMo, VNPay, ZaloPay, ShopeePay,...đang trở thành xu hướng. Các hình thức này đem lại sự tiện lợi trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, tiết kiệm thời gian, thậm chí người dùng còn có cơ hội được hưởng nhiều khuyến mãi đặc biệt khi thanh toán qua ứng dụng.

Có thể nói, việc giao dịch thông qua bên thứ ba theo hình thức truyền thống hay hiện đại đều mang lại sự thuận tiện và đáng tin cậy cho các chủ thể mua bán, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh và phát triển hơn.

Hy vọng bài viết trên đã có thể giải đáp các thắc mắc của bạn về khái niệm giao dịch trung gian là gì. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, trong tương lai chắc hẳn các doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ cho ra mắt nhiều dịch vụ thanh toán khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và mua sắm của người dùng. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?