Giảm phát là gì? Giảm phát khác gì lạm phát?

Thuật ngữ giảm phát thường được nhắc đến khi phân tích nền kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm này. Vậy giảm phát là gì? Có khác gì với lạm phát không? Nguyên nhân và ảnh hưởng ra sao?

1. Giảm pháp là gì? Ví dụ về giảm phát 

Khái niệm giảm phát là gì?
Khái niệm giảm phát là gì? (Ảnh minh hoạ)

Giảm phát hay Deflation là tình trạng suy giảm chung của giá cả hàng hoá và dịch vụ. Hay hiểu đơn giản, khi giảm phát xảy ra thì với số tiền giống nhau người tiêu dùng sẽ mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn so với trước đây.

Ví dụ, bình thường để mua một ổ bánh mì bạn mất 20.000 đồng. Nhưng khi giảm phát xảy ra, ổ bánh mì lúc này chỉ có giá là 10.000 đồng. Như vậy, với số tiền là 20.000 đồng, bạn có thể mua được hai bánh mì.

2. Phân biệt giảm phát và lạm phát 

Giảm phát và lạm phát là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thế nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn. Vậy sự khác biệt là gì?

2.1 Sự khác nhau

Tiêu chí

Giảm phát

Lạm phát

Giá trị đồng tiền

Tăng lên

Giảm xuống

Lợi ích 

Có lợi cho người tiêu dùng

Có lợi cho doanh nghiệp sản xuất.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Khi giảm phát xuất hiện, đa phần cho thấy nền kinh tế đang đi xuống.

Lạm phát ở mức vừa phải, cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng. 

Nguyên nhân chủ yếu

Sự mất cân bằng cung cầu

Do yếu tố cung tiền và tín dụng.

2.2 Giảm phát hay lạm phát nguy hiểm hơn?

Giảm phát nguy hiểm hơn lạm phát rất nhiều. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế.

Giảm phát nguy hiểm hơn do khi tình trạng giảm phát xảy ra chính là dấu hiệu của nền kinh tế đang đi xuống. Dù chỉ ở mức rất thấp (khoảng 30%) thì vẫn có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, gấp bội lần so với lạm phát. Đối với lạm phát, nếu ở mức thấp thì được xem là hợp lý và chấp nhận được, vì đây được xem như là dấu hiệu của một nền kinh tế đang tăng trưởng.

Ngoài ra sự nguy hiểm hơn của giảm phát còn thể hiện ở việc: trong thực tế để giảm mức lạm phát từ 500% xuống còn 10-20% phần trăm còn dễ và nhanh hơn so với việc giảm tỷ lệ giảm phát từ 20% xuống còn 1-2%. Điều này cho thấy tỷ lệ lạm phát có thể dễ dàng kiểm soát nếu chính sách tiền tệ tốt, còn tỷ lệ giảm phát rất khó để kiểm soát được.

3. Nguyên nhân của giảm phát

Tình trạng giảm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau:

3.1 Tổng cầu suy giảm

Đầu tiên là do tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm.Tổng cầu giảm có thể xuất phát từ chính sách tiền tệ mà Chính phủ áp đặt vào nền kinh tế. Khi lãi suất ngân hàng cao, người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm để lấy lời hơn là so chi tiêu. Do vậy, nhu cầu mua sắm của họ sẽ giảm.

Tình trạng này khiến cung lớn hơn cầu, dẫn đến tình trạng ứ đọng, tồn hàng và kéo theo sự sụt giảm giá trị của hàng hoá. Nếu cứ kéo dài sẽ gây ra giảm phát.

3.2 Tổng cung tăng mạnh

Tổng cung tăng mạnh thường do sự tăng năng suất lao động. Vì khi năng suất lao động tăng thì chi phí để sản xuất ra một hàng hoá dịch vụ sẽ giảm lại. Doanh nghiệp sẽ có xu hướng sản xuất ra nhiều hàng hoá để kinh doanh. Dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa hay tổng cung tăng.

Lúc này, hàng hoá quá nhiều, để tăng tính cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ có động tác là giảm giá bán hàng. Dẫn đến giá trị đồng tiền tăng lên, gây ra giảm phát.

3.3 Cung tiền sụt giảm

Nguyên nhân cuối cùng của giảm phát là do cung tiền sụt giảm. Cung tiền giảm là do Chính phủ áp dụng chính sách thu hẹp tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong nền kinh tế. Một số biện pháp Chính phủ thường áp dụng là: bán trái phiếu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,...

Việc cung tiền giảm khiến cho lượng tiền trong nền kinh tế cũng giảm theo. Như vậy, giá trị của đồng tiền tăng lên dẫn đến tình trạng giảm phát.

4. Ảnh hưởng của giảm phát

Vậy giảm phát có ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế?

4.1 Ảnh hưởng tích cực

Trước hết, giảm phát ngắn hạn sẽ có lợi cho người tiêu dùng vì có thể mua được nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn. Hay những người sở hữu nhiều tài sản hoặc cho vay thì giá trị tài sản của họ sẽ tăng.

Tiếp đến, nếu giảm phát xảy ra do năng suất lao động tăng thì chứng tỏ nền kinh tế đang có sự tiến bộ trong ứng dụng kỹ thuật khoa học và công nghệ, là tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế về sau.

Cuối cùng, nếu tình trạng giảm phát xuất hiện thì lúc này nguồn cung hàng hoá sẽ đa dạng, tránh tình trạng mua bán độc quyền và nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

4.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Ảnh hưởng tích cực của giảm phát chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Nếu giảm phát kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, cụ thể như sau:

  • Làm cho quy mô sản xuất bị thu hẹp, nền kinh tế suy thoái.

Lý do là vì hàng hoá quá nhiều, doanh nghiệp không bán được hàng, gây ra khủng hoảng thừa. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu lợi nhuận của nhà sản xuất.

Nếu kéo dài, họ bắt buộc phải thu hẹp quy mô hay phá sản. Dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Trong lịch sử, cuộc khủng hoảng thừa bắt nguồn từ các nước châu Âu năm 1929 chính là ví dụ điển hình cho điều này.

  • Hoạt động đầu tư và tái đầu tư bị trì trệ

Khi giảm phát xảy ra, người dân thấy giá trị đồng tiền tăng cao, do vậy họ sẽ có xu hướng tích trữ tiền hơn là đem đi đầu tư. Điều này khiến cho dòng tiền không thể luân chuyển, doanh nghiệp không có vốn để vay. Khiến cho họ không có tiền để mà tái sản xuất hay đầu tư sinh lời. Làm cho hoạt động đầu tư cũng như tái đầu tư bị trì trệ nghiêm trọng.

  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

Vì thu hẹp quy mô hoạt động nên bắt buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm nhân sự, do đó nhiều người phải mất việc. Lúc bấy giờ, người dân lại càng thắt chặt chi tiêu khiến cho không chỉ tỷ lệ thất nghiệp tăng cao mà nền kinh tế cũng không thể thoát ra khỏi vòng xoáy của giảm phát.

Giảm phát làm tăng cao tỷ lệ thất nghiệp
Giảm phát làm tăng cao tỷ lệ thất nghiệp (Ảnh minh hoạ)

5. Biện pháp khắc phục tình trạng giảm phát

Giảm phát có ảnh hưởng nặng nề như vậy, có cách nào có thể khắc phục tình trạng này không? Dưới đây mà 4 biện pháp Chính phủ thường áp dụng khi giảm phát kéo dài.

5.1 Tăng lượng cung tiền

Đây là biện pháp dễ dàng nhất để có thể khắc phục giảm phát. Khi Ngân hàng Trung Ương phát hành thêm tiền, lúc này lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên nên có thể làm giảm giá trị của đồng tiền xuống. Lúc này sẽ kích cầu lên, giúp giảm tỷ lệ giảm phát hiệu quả.

Tăng cung tiền để giảm tỷ lệ giảm phát
Tăng cung tiền để giảm tỷ lệ giảm phát (Ảnh minh hoạ)

5.2 Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Biện pháp thứ hai chính là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Theo quy định, các ngân hàng phải dự trữ một số tiền nhất định (khoảng 5-10%) để cho các trường hợp xoay vòng vốn.

Khi giảm phát xảy ra nếu Ngân hàng Nhà nước giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại thì lúc này các ngân hàng có nhiều tiền hơn để cho doanh nghiệp vay cũng như là đầu tư. Làm cho lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, có thể khắc phục tình trạng giảm phát.

5.3 Giảm thuế suất

Khi hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bắt buộc phải đóng một khoản thuế cho nhà nước. Nếu Chính phủ giảm thuế suất xuống thì doanh nghiệp sẽ có thêm một khoản thu nhập lớn. Với khoản tiền này, doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì sản xuất và ổn định tình hình tài chính trước giảm phát.

5.4 Tăng chi tiêu Chính phủ

Biện pháp cuối cùng chính là tăng chi tiêu Chính phủ. Giảm phát xảy ra, cần phải tăng cường chi tiêu để kích cầu, thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Chính phủ sẽ đóng vai trò là người chi tiêu lớn nhất của nền kinh tế, giúp dòng tiền được luân chuyển. Từ đây, các doanh nghiệp cũng sẽ chi tiêu và đầu tư đến khi giá cả hàng hoá dịch vụ tăng trở lại.

6. Tổng kết

Chúng ta đã cùng nhau đưa ra  đáp án cho câu hỏi: Giảm phát là gì? Có khác gì so với lạm phát không? Nguyên nhân, ảnh hưởng và biện pháp khắc phục tình trạng này. Mong rằng qua đây, bạn có thể hiểu rõ về thuật ngữ giảm phát. Cảm ơn bạn và hãy cùng chờ đón những thông tin hữu ích tiếp theo nhé!
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thay đổi những gì từ năm 2025?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thay đổi những gì từ năm 2025?

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thay đổi những gì từ năm 2025?

Tại Thông tư số 105/2023/TT-BQP, Bộ Quốc phòng đã quy định nhiều thay đổi về việc khám sức khỏe để gọi công dân đi nghĩa vụ quân sự. Vậy điểm mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 2025 gồm những gì? Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.