Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Giá trần là gì?

Giá trần, tiếng Anh được viết là “Price Ceiling”, là mức giá cao nhất trong một đơn vị sản phẩm mà Nhà nước buộc những người bán phải chấp hành.

Giá trần được Nhà nước quy định để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Giá 2023:

Giá tối đa là mức giá mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không được định giá, mua, bán cao hơn mức giá đó”

Giá trần có ý nghĩa trong việc đảm bảo giá cả thị trường không bị tăng giá quá mức. Như vậy, giá trần giúp những người có mức thu nhập thấp có thể tiếp cận nhiều hàng hóa quan trọng, đồng thời hạn chế hiện tượng thao túng thị trường của một số doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp sản xuất khẩu trang với giá thị trường là 40.000 đồng/ hộp. Vào thời điểm dịch Covid-19, nhu cầu về khẩu trang tăng cao đột ngột, doanh nghiệp có thể bán khẩu trang tại mức giá 150.000 đồng/ hộp nhằm mục đích trục lợi, tăng lợi nhuận.

Tuy vậy, giả sử Chính phủ quy định mức giá trần cho khẩu trang là 50.000 đồng/ hộp nhằm đảm bảo lợi ích của người mua, doanh nghiệp không được phép bán khẩu trang với mức giá cao hơn 50.000 đồng/hộp.

Giá trần là gì?
Giá trần là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Phân biệt giá trần và giá sàn

Thông thường, Chính phủ thực hiện kiểm soát giá thị trường thông qua hai loại giá. Đó là giá trần và giá sàn. Hai loại giá này tồn tại những điểm khác biệt rõ rệt. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn so sánh hai loại giá trên.

Giá trần

Giá sàn

Về định nghĩa

Là mức giá cao nhất trên một đơn vị sản phẩm được bán ra.

Là mức giá thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm được mua vào

Về ý nghĩa

Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Đảm bảo giá cả hàng hóa không được nâng lên quá cao bởi người bán.

Bảo vệ lợi ích của người bán.

Đảm bảo giá cả thị trường không bị đẩy xuống quá thấp bởi người mua do lợi dụng biến động thị trường.

3. Ưu điểm, nhược điểm của giá trần

Ưu điểm

- Giá trần giúp Nhà nước ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường, bán phá giá của người bán. Giá trần có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi việc phải trả một mức giá quá cao cho một sản phẩm, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu.

- Giá trần tạo sự công bằng trong việc đảm bảo sự tiếp cận của người tiêu dùng có mức thu nhập thấp đến các nhu yếu phẩm, các loại hàng hóa cần thiết.

Nhược điểm

- Với mức giá nhỏ hơn giá cân bằng thị trường, giá trần có thể dẫn đến thiếu hụt hàng hóa do lượng cầu lớn hơn lượng cung. Giá trần làm sụt giảm hiệu quả phân bổ hàng hóa trên thị trường.

- Giá trần làm giới hạn mức lợi nhuận tối đa người sản xuất có được.

- Giá trần dẫn đến một số bất lợi cho người tiêu dùng. Khi nguồn cung dần trở nên khan hiếm, người mua sẽ gặp một số bất lợi và các chi phí phát sinh như thời gian chờ đợi kéo dài lâu hơn, nạn mua chui, …

Uu-diem-nhuoc-diem-cua-gia-tran
Ưu điểm, nhược điểm của giá trần (Ảnh minh hoạ)

4. Những mặt hàng được quy định giá trần

Căn cứ vào Phụ lục số 2 kèm theo Luật Giá 2023, 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ được Nhà nước định giá được quy định cụ thể như sau:

STT

Nhóm hàng hóa, dịch vụ

1

Dịch vụ điều hành GTVT đường sắt bằng kết cấu hạ tầng đường sắt được đầu tư bởi Nhà nước.

2

Dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây đường bộ để kinh doanh được quản lý bởi Trung ương, địa phương ( trừ trường hợp sử dụng đường bộ cao tốc).

3

Dịch vụ phà được đầu tư bởi nguồn vốn trong và ngoài Nhà nước, do trung ương, địa phương quản lý.

4

Các loại hình dịch vụ tại cảng biển và sử dụng cảng, nhà ga.

5

-Dịch vụ vận chuyển hành khách qua đường hàng không trong nước.

-Dịch vụ thuê máy bay chuyên cơ, chuyên khoang ( bao gồm tàu bay dự bị) dùng ngân sách của Nhà nước.

6

-Dịch vụ kiểm định các loại hình phương tiện, thiết bị, hệ thống linh kiện giao thông vận tải.

7

Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, trừ các trường hợp sử dụng ngân sách Nhà nước để đặt hàng.

8

Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi của công trình thủy lợi có sử dụng vốn đầu tư từ Nhà nước được đặt hàng bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9

Dịch vụ liên quan đến chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

10

Hàng dự trữ quốc gia

11

Sản phẩm, dịch vụ công được cấp, sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan, tổ chức ở trung ương đặt hàng.

12

-Dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại đơn vị y tế công lập.

-Dịch vụ điều trị nghiện thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

13

Máu toàn phần và các chế phẩm từ máu đáp ứng được tiêu chuẩn.

14

Sách giáo khoa.

15

Dịch vụ môi giới hợp đồng đưa người lao động xuất khẩu lao động ở nước ngoài.

16

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước tính giá dựa trên lộ trình thu của người dùng.

17

Sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ hệ thống dữ liệu thuộc quyền quản lý của bộ, ngành theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân (không tính các dịch vụ được thu phí do pháp luật quy định về phí và lệ phí)

18

Các loại rừng bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc sở hữu toàn dân do các địa phương quản lý.

19

Dịch vụ ra, vào tại các bến xe ô tô.

0

Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

21

Dịch vụ công chứng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến giá trần. Hi vọng qua bài viết này, các độc giả có thể “bỏ túi”  một số kiến thức bổ ích về giá trần là gì và những mặt hàng được quy định giá trần hiện nay để có thể áp dụng trong thực tế về giá cả thị trường.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?