Gia súc là gì? 4 quy định cần chú ý khi nuôi gia súc

Chúng ta thường dễ nhầm lẫn giữa các loài gia súc, bán gia súc và những động vật hoang dã bị nuôi nhốt. Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ gia súc là gì và 5 quy định cần chú ý khi nuôi gia súc.

1. Định nghĩa gia súc là gì?

Gia súc là những loài động vật có 04 chân được thuần hóa và chăn nuôi để sử dụng sức lao động của chúng hoặc sản xuất hàng hóa. Theo định nghĩa của khoản 6 Điều 2 Luật Chăn nuôi năm 2018 thì gia súc là:

Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi.

Gia súc là gì?
Gia súc là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Một số loại gia súc phổ biến

  • Trâu, bò, ngựa, voi,... là những loại gia súc được dùng để lấy sức lao động và một số con vật còn được dùng làm thịt để cung cấp lương thực cho con người.

  • Thỏ, cừu, dê, lợn,... là những loại gia súc được nuôi với các mục đích khác nhau như lấy lông, làm thịt, lấy sữa,...

Riêng chó, mèo là những vật nuôi quen thuộc, không phải là gia súc mà được liệt kê là “động vật khác” theo Luật Chăn nuôi.

3. Những quy định cần chú ý khi nuôi gia súc

Chăn nuôi gia súc mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định mà người chăn nuôi cần phải lưu ý:

3.1. Kê khai hoạt động chăn nuôi

Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi là điều bắt buộc đối với chủ chăn nuôi. Theo Luật Chăn nuôi, tại khoản 1, Điều 54 quy định:

“Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã nhằm kiểm soát quy mô chăn nuôi và có quy hoạch cụ thể cho từng vùng.”

Tại Điều 4 Thông tư số 23 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nêu rõ:

Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định. Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.

3.2. Đáp ứng các điều kiện trong hoạt động chăn nuôi 

Tuy theo từng loại hình chăn nuôi, chủ chăn nuôi cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Chăn nuôi trang trại

Chăn nuôi trang trại là hình thức chăn nuôi tại các khu vực riêng biệt dành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.

Các loại quy mô của chăn nuôi trang trại bao gồm: quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ.

  • Đảm bảo vị trí xây dựng trang trại phù hợp với kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Các chuồng trại phải tách biệt với nơi ở của người.

  • Đảm bảo về các biện pháp vệ sinh phòng dịch, thu gom và xử lý phân, nước thải của gia súc, xác vật nuôi và các chất thải chăn nuôi khác.

  • Đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn thức ăn và nguồn nước cho gia súc.

  • Xây dựng đủ chuồng trại cho vật nuôi và cung cấp các thiết bị chăn nuôi cho từng loại gia súc.

  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.

  • Ghi chép lại các hoạt động chăn nuôi, nguồn thức ăn, thuốc và vắc xin,... để đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Hồ sơ phải được lưu giữ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kỳ chăn nuôi kết thúc.

  • Đảm bảo khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi.

  • Tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động chăn nuôi quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Chủ chăn nuôi phải luôn đảm bảo chuồng, trại cho gia súc
Chủ chăn nuôi phải luôn đảm bảo chuồng, trại cho gia súc (Ảnh minh hoạ)

- Chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của các hộ gia đình người lao động, với quy mô nhỏ, dưới mức quy mô chăn nuôi trang trại. Chăn nuôi hộ là nơi tiêu thụ, sản xuất những phụ phẩm như nấu rượu, xay xát, làm bánh,... để tạo ra những sản phẩm như sữa, trứng, thịt,...

Chăn nuôi nông hộ có thể tận dụng được nguồn đất đai bạc màu và vốn tự có của các hộ gia đình.

  • Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

  • Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

  • Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

Chăn nuôi nông hộ tại một khu vực
Chăn nuôi nông hộ tại một khu vực (Ảnh minh hoạ)

3.3. Xử lý chất thải, tiếng ồn

Các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, tiếng ồn và xác của vật nuôi là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Những nguồn ô nhiễm này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của con người, làm tăng chi phí phòng chữa bệnh, khiến cho sức đề kháng của vật nuôi bị giảm,...

Những phương pháp xử lý chất thải, tiếng ồn trong chăn nuôi:

  • Ủ khí sinh học: đây là biện pháp ủ khí nhằm tạo ra khí CH4, CO2,... trở thành chất đốt được sử dụng trong các gia đình. Biện pháp này có thể giúp xử lý triệt để chất thải mà còn có thể tiết kiệm được nhiên liệu đốt.

  • Dùng men sinh học để xử lý môi trường: men sinh học (Effective MMMcoorganism) được sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Những loại men này được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như: dùng bổ vào chất thải, phun vào chuồng hoặc nước thải có thể giúp giảm mùi hôi hiệu quả hoặc được trộn vào thức ăn.

  • Quy hoạch chăn nuôi: cần phải kiểm tra và quản lý thật chặt các công tác chăn nuôi. Các trang trại cần xây dựng xa trung tâm thành phố, nội thị và khu đông dân. Các loại gia súc, gia cầm cần phải được quy hoạch theo vùng sinh thái để không gây ô nhiễm môi trường.

  • Ủ phân hữu cơ: phương pháp này chính là quá trình lên men tự nhiên dùng để xử lý chất thải như: giúp tiêu diệt lượng lớn mầm bệnh; phân hủy lượng lớn xác chết động vật; tạo chất mùn làm đất tơi xốp và tăng khả năng hấp thụ cho cây trồng.

3.4. Đối xử nhân đạo với vật nuôi  

Các hoạt động chăn nuôi cần phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc đối xử nhân đạo với vật nuôi như sau:

  • Đối với vật nuôi trong chăn nuôi:

  • Cung cấp đủ chuồng trại và không gian phù hợp cho vật nuôi.

  • Cung cấp đủ thức ăn, nguồn nước sạch cho vật nuôi.

  • Phòng và chữa bệnh theo quy định.

  • Không tác động vật lý lên vật nuôi.

  • Đối với vật nuôi trong vật chuyển:

  • Khi vận chuyển cần sử dụng phương tiện phù hợp, có không gian thông thoáng cho vật nuôi để hạn chế tổn thương lên vật nuôi hoặc gây sự sợ hãi cho chúng.

  • Cung cấp thức ăn, nước uống sạch cho vật nuôi trong suốt quá trình vận chuyển.

  • Không đánh đập hoặc hành hạ vật nuôi.

  • Đối với vật nuôi trong giết mổ:

  • Đảm bảo vệ sinh nơi lưu giữ vật nuôi; cung cấp đủ nước uống cho vật nuôi trong khi chờ giết mổ.

  • Hạn chế việc làm vật nuôi sợ hãi, đau đớn.

  • Sử dụng các biện pháp gây tê, gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; đặc biệt, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Gia súc là gì và quy định cần chú ý khi nuôi gia súc là những thông tin hữu ích mà bất kỳ người chăn nuôi nào cũng cần phải nắm rõ. Tất cả đều nằm trong Luật Chăn nuôi của pháp luật và bài viết đã đưa thêm các thông tin mà chúng tôi tổng hợp được để giúp người đọc hiểu rõ hơn.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?