Thêm chiêu thức giả mạo ngân hàng để lừa đảo, người dân cần cảnh giác!

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền bài viết của một người dùng facebook với tốc độ chóng mặt về chiêu trò lừa đảo giả mạo ngân hàng mới. Cùng tìm hiểu về chiêu trò lừa đảo này qua bài viết dưới đây để tự nâng cao cảnh giác và có phương án xử lý nếu chẳng may mắc bẫy.

Dưới đây là hình ảnh được chụp lại từ một tài khoản facebook phản ánh về việc nghi ngờ bị đối tượng xấu giả mạo ngân hàng để lừa đảo.

1. Giả mạo ngân hàng để lừa đảo: Bình cũ, rượu mới

Sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo không phải là chiêu thức mới xuất hiện, tuy nhiên các đối tượng xấu đã dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đánh vào sự mất cảnh giác của người dân. Điều đáng nói, các thủ đoạn lừa đào này ngày một tinh vi và chân thật khiến không ít người bị mắc bẫy.

Cụ thể, các đối tượng giả mạo tên của ngân hàng và sử dụng đầu số giống với số tổng đài của ngân hàng lớn để gửi tin nhắn cho các “con mồi”. Nội dung tin nhắn thông báo ứng dụng Digibank được phát hiện kích hoạt trên thiết bị lạ và gửi kèm đường link yêu cầu chủ thuê bao bấm vào để đổi thiết bị hoặc hủy nhằm tránh mất tài sản.

Khi truy cập vào đường link sẽ hiện ra yêu cầu nhập tài khoản và mật khẩu để đăng nhập, sau đó sẽ báo mã OTP về máy. Nếu đăng nhập mã OTP này, số tiền trong tài khoản của khách hàng sẽ bị chiếm đoạt.

Hoặc, vẫn bằng cách giả mạo ngân hàng lớn, các đối tượng gửi tin nhắn cho khách hàng nhưng với nội dung khác như “TPbank: Trân trọng thông báo. Tài khoản của quý khách hiện tại bị khóa. Đăng nhập https//:ebank…tbplik… để xác thực ngay hôm nay”.

Theo đó, về bản chất, hành vi lừa đảo và cách thức chiếm đoạt tiền là giống nhau nhưng sẽ được áp dụng với nhiều hình thức khác nhau để người dân không kịp đề phòng, cảnh giác.

Xem thêm: Lừa đảo qua điện thoại: Cảnh báo 4 chiêu trò phổ biến và cách xử lý 

Tin nhắn giả mạo ngân hàng để lừa đảo (Ảnh minh họa)

2. Lưu ý cần nắm rõ để phòng tránh lừa đảo

Trước chiêu trò lừa đảo tinh vi và khó đoán nêu trên, người dân sử dụng tài khoản ngân hàng nói riêng và người sử dụng mạng nói chung cần nâng cao cảnh giác. Trong đó cần lưu ý:

- Tuyệt đối không cung cấp các thông tin về tài khoản ngân hàng, thông tin bảo mật như mã OTP, mã đăng nhập tài khoản ngân hàng.

- Cảnh giác với những đường link có đuôi lạ như: msb.vn-iy.life; msb.com.vn-ct.xyz; msb.com.vn-cz.top/; msb.com.vn-zy.xyz...

- Khi có nghi ngờ về lừa đảo, cần bình tĩnh, chủ động liên lạc với ngân hàng qua đường dây nóng hoặc đến trực tiếp trụ sở của ngân hàng để làm rõ thông tin.

Đặc biệt, trong trường hợp đã trót làm theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo mà thấy nghi ngờ dấu hiệu lừa đảo thì phải lập tức liên lạc, hoặc đến ngay trụ sở ngân hàng để yêu cầu thay đổi thông tin bảo mật, đồng thời đóng tài khoản thanh toán.

Ngoài ra, người dân có thể phân biệt tin nhắn chèn số giả mạo ngân hàng theo các bước sau:

- Bước 1: Sao chép tin nhắn Brandname đang nghi là giả mạo.

- Bước 2: Gửi tin nhắn đã sao chép đến đầu số của nhà mạng để kiểm tra, trong đó các đầu số gồm:

  • 9548 (Viettel)
  • 9241 (Mobifone);
  • 1551 (Vinaphone).

- Bước 3: Xem phản hồi của nhà mạng.

Xem thêm bài viết: 4 cách kiểm tra website lừa đảo để tránh mất tiền oan

3. Chẳng may bị lừa đảo, làm theo các bước sau để được giải quyết

Khi nhận thấy có dấu hiệu bị lừa đảo, trước tiên cần liên hệ ngay với ngân hàng để xác minh thông tin và khóa tài khoản giao dịch.

Tiếp đó, bị hại/người bị lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an...) để được giải quyết kịp thời.

Người tố giác tội phạm cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

Đơn trình báo Công an (trình bày cụ thể sự việc lừa đảo, các yêu cầu cần giải quyết);

- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

- Chứng cứ kèm theo (Bản ghi âm, biên lai chuyển tiền, ảnh chụp tin nhắn… trong đó có chứa thông tin về hành vi phạm tội).

Ngoài ra, người bị lừa đảo có thể tố giác tội phạm thông qua đường dây nóng của Bộ Công an, Công an địa phương:

- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431.

- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310.

- Công an TP. Hà Nội: 024.3942.2532.

- Công an TP. HCM: 0283.8413744 hoặc 0693187680.

Sau khi tiếp nhận tố giác, cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra dựa vào các thông tin mà người tố giác cung cấp. Do đó, người tố giác cần phối hợp với cơ quan Công an để cung cấp thêm thông tin giúp quá trình điều tra thuận lợi.

Trên đây là nội dung về Thêm chiêu thức giả mạo ngân hàng lừa đảo, người dân cần cảnh giác! Mọi vấn đề còn vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.