Theo hướng dẫn mới, F0 đi ra ngoài có còn bị phạt?

Để thích ứng với Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, nhiều quy định về quản lý, cách ly, điều trị F0 đã được Bộ Y tế ban hành. Và mới đây nhất, có thông tin cho rằng, F0 có thể được đi ra ngoài. Vậy có đúng không? F0 đi ra ngoài còn bị phạt như trước đây nữa không?


Theo quy định mới, F0 đã được ra khỏi nhà?

Theo quy định tại Công văn 8728, F0 khi điều trị tại nhà không được tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly. Đây cũng là quy định nêu tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 101/2010/NĐ-CP:

Trong thời gian áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng chế độ ăn, mặc, ở và không được tiếp xúc trực tiếp với người thân hoặc ra khỏi khu vực cách ly trừ các trường hợp phải chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, dịch Covid-19 đã được Thủ tướng công bố là bệnh truyền nhiễm nhóm A, có nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu theo Quyết định 447 ngày 01/4/2020.

Như vậy, người mắc Covid-19 phải cách ly y tế không được ra khỏi khu vực cách ly trừ trường hợp phải chuyển đến cơ sở khám, chữa bệnh. Đấy được xem là biện pháp quản lý chặt chẽ, khoanh vùng, cách ly triệt để người nhiễm bệnh, nghi ngờ nhiễm Covid-19 để ngăn chặn khả năng lây lan của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 604/QĐ-BYT ngày 14/3/2022 về quản lý người mắc Covid-19 tại nhà. Theo đó, tại khoản a mục 5.4 hướng dẫn ban hành kèm Quyết định này, Bộ Y tế quy định:

Người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

Thậm chí, theo thông tin của Cổng thông tin của Bộ Y tế, Bộ Y tế còn đề xuất cho người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng trong thời gian cách ly được tự nguyện làm việc bằng hình thức trực tuyến, không tiếp xúc với người xung quanh hoặc hỗ trợ, chăm sóc điều trị F0 trong gia đình, cơ sở y tế.

Những F0 hỗ trợ làm việc tại cơ sở y tế có thể được di chuyển bằng phương tiện cá nhân từ nơi cách ly đến khu làm việc được bố trí sẵn và ngược lại. Trong quá trình di chuyển thực hiện nghiêm 5K, không tiếp xúc với người xung quanh.

Có thể thấy, khi xã hội dần chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn mới với Covid-19, theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người mắc Covid-19 có thể được đi ra khỏi nơi cách ly nhưng phải hạn chế và khi phải ra ngoài thì mang theo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác.

Tuy nhiên, đáng nói thêm là mặc dù quy định là thế nhưng Bộ Y tế chưa có hướng dẫn cụ thể về phạm vi được "ra khỏi nơi cách ly": F0 được ra khỏi nơi cách ly là ra khỏi phòng, đi lại trong nhà hay được ra hẳn bên ngoài đường?

Do những bất cập này, tối ngày 14/3/2022, trên trang Hanoimoi, Bộ Y tế khẳng định, theo Quyết định 604/QĐ-BYT, F0 không được ra khỏi nhà. Ngoài ra, F0 cần hạn chế tối đa ra khỏi phòng cách ly, nhưng khi ra khỏi phòng cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác trong nhà.


F0 ra ngoài còn bị phạt như trước đây không?

Theo điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, F0 từ chối, trốn tránh việc cách ly thì sẽ bị phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, nếu không tuân thủ quy định về cách ly khiến Covid-19 lây lan cho người khác thì có thể phải ngồi tù đến 12 năm về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người tại Điều 240 Bộ luật Hình sự.

Và trong thực tế, trước đây, cơ quan chức năng đã xử lý rất nhiều trường hợp F0 vi phạm bị phạt tiền, phạt tù về hành vi không chấp hành quy định về cách ly của người nhiễm Covid-19.

Nhưng đến thời điểm này, khi nước ta đã chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt với Covid-19 theo tinh thần của Nghị quyết 128 thì quy định về cách ly người nhiễm Covid-19 cũng nới lỏng hơn.

Tuy nhiên, mặc dù chính sách cách ly nới lỏng hơn nhưng các quy định về phòng, chống dịch cũng như quy định về việc xử phạt liên quan đến phòng, chống Covid-19 vẫn được áp dụng theo quy định hiện hành.

Lưu ý: Khi tiến hành xử lý hành vi vi phạm của F0 về cách ly cần xem xét đến quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự:

Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

Như vậy, chỉ khi sự thay đổi chính sách làm hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội thì người vi phạm mới có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Ngược lại, mặc dù, chính sách về cách ly với F0 có thể đã thay đổi nhưng nếu có căn cứ về việc F0 không chấp hành quy định cách ly, làm lây lan dịch bệnh, gây nguy hiểm cho xã hội thì người vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định hiện hành.

Nói tóm lại, mặc dù Bộ Y tế đã cho phép F0 khi phải ra khỏi nơi cách ly thì mang khẩu trang, giữ khoảng cách nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể cũng như các quy định của pháp luật liên quan chưa đảm bảo thống nhất, nhất quán với chính sách này.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng cũng như tránh trường hợp bị xử phạt khi quy định pháp luật chưa thống nhất, người nhiễm Covid-19 vẫn nên chấp hành nghiêm quy định về cách ly y tế. Khi bắt buộc phải ra ngoài thì cần đeo khẩu trang, thực hiện 5K, tránh tiếp xúc với người xung quanh.

Trên đây là quan điểm về việc F0 đi ra ngoài có còn bị phạt theo quy định mới nhất của Bộ Y tế? Do vấn đề này cũng khá phức tạp, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp, tư vấn cụ thể hơn.

>> Hướng dẫn cách nhận tiền BHXH dành cho F0

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?