1. Chỉ số EPS là gì?
EPS (là tên viết tắt của Earning Per Share) nghĩa là khoản lợi nhuận sau thuế mà nhà đầu tư nhận được từ một cổ phiếu, còn được hiểu là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư kiếm được trên số vốn ban đầu.
EPS được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
2. Ý nghĩa của chỉ số EPS
Chỉ số EPS được sử dụng để đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của một dự án hoặc doanh nghiệp, vì thế chỉ số EPS thường có ý nghĩa sau:
Đo lường lợi nhuận của doanh nghiệp
Chỉ số EPS cho thấy số tiền lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp tạo ra cho mỗi cổ phiếu. Điều này giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp và xác định được giá trị thực của cổ phiếu.
Đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp
Chỉ số EPS là một trong những chỉ số tài chính giúp phản ánh khả năng quản lý của doanh nghiệp. Nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng thì cho thấy doanh nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng tốt, có thể đạt được lợi nhuận cao hơn và quá trình quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
Quyết định đầu tư
Chỉ số EPS có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, có chỉ số EPS tốt, sẽ tạp được cơ hội đầu tư hấp dẫn.
So sánh giá trị cổ phiếu
Chỉ số EPS giúp so sánh giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc khác ngành. Những doanh nghiệp có chỉ số EPS cao hơn thể hiện doanh nghiệp đó có tình hình hoạt động tăng trưởng tốt, vì thế có khả năng sinh lời tốt hơn.
Dự đoán tương lai
Chỉ số EPS giúp nhà đầu tư dự đoán tình hình hoạt động trong tương lai của một doanh nghiệp. Nếu chỉ số EPS tăng thì cho thấy doanh nghiệp đang trên đà phát triển và có khả năng tăng trưởng trong tương lai.
3. Cách tính chỉ số EPS
Có thể tính chỉ số EPS theo công thức tính như sau:
EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Trích quỹ khen thưởng phúc lợi) / Tổng số cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên thị trường
Ví dụ:
Doanh nghiệp A tổng kết lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 500 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi theo quyết định của đại hội cổ đông là 30 tỷ đồng. Công ty đã phát hành 200 triệu cổ phiếu trong năm 2023.
Dựa theo công thức trên:
EPS = (500.000.000.000 - 30.000.000.000) / 200.000.000 = 2350 đồng
Điều này có nghĩa là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu lưu hành trong năm 2023 là 2350 đồng.
Tuy nhiên một doanh nghiệp sẽ không trừ trích quỹ khen thưởng phúc lợi, họ sẽ lấy Lợi nhuận sau thuế / Tổng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Nếu theo công thức này EPS năm 2023 là 500 tỷ / 200 triệu cổ phiếu = 2500 đồng. Cách tính này sẽ khiến chỉ số EPS tăng lên, vì vậy các nhà đầu tư cần tỉnh táo hơn để định giá doanh nghiệp sát với thực tế.
4. Các loại chỉ số EPS
EPS cơ bản và EPS pha loãng là hai loại của chỉ số EPS.
Chỉ số EPS cơ bản
EPS cơ bản (còn được gọi là EPS đơn thuần) là lợi nhuận của một cổ phiếu thông thường. Công thức tính giá trị EPS cơ bản như sau:
EPS cơ bản = (Thu nhập ròng - Cổ phiếu cổ tức ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành trên thị trường
EPS pha loãng
EPS pha loãng hay Diluted EPS là một chỉ số được các doanh nghiệp sử dụng để tính toán lợi nhuận, bao gồm rủi ro khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu giá ưu đãi hoặc trái phiếu chuyển đổi.
Công thức tính giá trị EPS pha loãng như sau:
EPS pha loãng = (Thu nhập ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường + Số lượng cổ phiếu chuyển đổi).
Nếu xét về độ chính xác thì EPS pha loãng có mức độ chính xác cao hơn EPS cơ bản, vì cập nhật được diễn biến của cổ phiếu khi doanh nghiệp có biến cố.
Hiện nay đang tồn tại một sai lầm phổ biến mà nhiều nhà đầu tư mắc phải, đó là họ chỉ nhìn vào EPS cơ bản mà bỏ qua các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai.
Vì vậy các nhà đầu tư khi đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, phải dựa trên EPS cơ bản và EPS pha loãng, từ đó có thể đánh giá tình hình và lập phương án tính toán được lợi nhuận sau thuế của cổ phiếu.
5. Chỉ số EPS bao nhiêu là tốt?
Chỉ số EPS được xem tốt là phải có tính ổn định và tăng dần qua các năm, đồng thời cần so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Trường hợp nếu chỉ số EPS của doanh nghiệp tăng nhanh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành thì được coi là tốt, doanh nghiệp vượt trội so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên chỉ số EPS không thể đánh giá hoàn toàn được hiện quả của doanh nghiệp, mà cần phải kết hợp cùng với các chỉ số tài chính khác: P/E, ROE, ROA,... để đánh giá chính xác tình hình tài chính và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Vì thế khi đầu tư nhà đầu tư cần xem xét tổng quát và có sự kết hợp giữa các chỉ số tài chính để đánh giá toàn diện được tình hình tài chính và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào mỗi chỉ số EPS hoặc một chỉ số khác.
6. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng chỉ số EPS
Nhà đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng chỉ số EPS.
Cần kết hợp đánh giá, phân tích với các chỉ số tài chính khác
Chỉ số EPS cần được xem xét kết hợp với các chỉ số tài chính khác như P/E, ROE, v.v... để đánh giá mức độ tài chính và tiềm năng của công ty.
Xem xét trong ngành
Chỉ số EPS phải xem xét kết hợp với ngành và các yếu tố liên quan đến ngành để đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng của doanh nghiệp. Vì mỗi ngành có các yếu tố khách quan và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành đó.
Yếu tố thời gian
Khi so sánh chỉ số EPS của các doanh nghiệp khác nhau, cần phải xem xét thời gian và chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thị trường, chính sách, v.v…
Yếu tố cơ cấu vốn
Chỉ số EPS phụ thuộc vào việc cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, EPS sẽ bị giảm dù lợi nhuận không thay đổi.
Tình trạng giảm vốn
Chỉ số EPS có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng giảm vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mua lại cổ phiếu, đồng thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành thì EPS sẽ tăng lên mà không cần đạt được lợi nhuận cao hơn.
Không nên chỉ sử dụng mỗi chỉ số EPS
Chỉ số EPS được xem như một phần quan trọng trong việc đánh giá giá trị của doanh nghiệp và cổ phiếu của nó trên thị trường chứng khoán. Nhưng không nên chỉ dựa vào mỗi chỉ số này để đưa ra quyết định đầu tư, mà cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác.
Kết luận
Qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được chỉ số EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS cũng như công thức tính để có thể áp dụng trong thị trường chứng khoán và những lưu ý để sử dụng chỉ số này hiệu quả.
Điều này sẽ giúp bạn đánh giá được tình hình hoạt động và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch đầu tư hiệu quả.