Dương tính với ma túy: Mức phạt như thế nào?

Ma túy để lại rất nhiều hậu quả tới sức khỏe con người và trật tự, an toàn xã hội. Thế nhưng, số người sử dụng ma túy trái phép lại ngày một gia tăng, nhất là với giới trẻ. Vậy, trường hợp một người bị phát hiện dương tính với ma túy sẽ bị xử lý ra sao?

Thế nào là dương tính với ma túy?

Luật Phòng, chống ma túy 2021 đã có nhiều quy định giải thích các khái niệm liên quan đến ma túy. Trong đó, tại Điều 2 của Luật này có nêu:

- Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành;

- Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính;

- Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định chất ma túy trong cơ thể thông qua mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc các mẫu vật khác của cơ thể người.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể hiểu một người được xác định là dương tính với ma túy khi người này được phát hiện có các chất gây nghiện, chất hướng thần trong cơ thể thông qua việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn để xác định chất ma túy trong cơ thể.

Trong nhiều trường hợp, người xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính có thể được xác định là người sử dụng trái phép chất ma túy.

duong tinh voi ma tuy
​Dương tính với ma túy bị phạt như thế nào? (Ảnh minh họa)

Dương tính ma túy bị xử lý thế nào?

Người có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy đồng thời có hành vi tương ứng với một trong các tội phạm về ma túy sau đây của Bộ luật Hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251)…

Ngược lại, trường hợp người dương tính với ma túy nhưng không thực hiện một trong các hành vi phạm tội nêu trên thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự do hiện nay Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 không quy định tội danh nào đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Thay vào đó, người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép và bị áp dụng biện pháp cai nghiện.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngoài ra, người dương tính với ma túy trong trường hợp nghiện ma túy còn có thể bị áp dụng một trong hai biện pháp cai nghiện ma túy sau (Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy 2021):

- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại nhà hoặc tại cơ sở cai nghiện.

- Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.

Theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi năm 2020, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy. Theo đó:

- Đối tượng từ 18 tuổi trở lên: Bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

+ Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

- Đối với người từ đủ 12 - dưới 18 tuổi: Bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

+ Bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện;

+ Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.

Trường hợp sử dụng ma túy lần đầu, người có kết quả xét nghiệm dương tính với ma túy bị quản lý theo quy định trong vòng 01 năm (Điều 23 Luật Phòng, chống ma túy 2021).

Theo đó, nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy gồm:

- Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;

- Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;

- Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội…

Trên đây là giải đáp về ​Dương tính với ma túy bị phạt như thế nào? Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Lần đầu sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Phân tích Thông tư 39/2021/TT-BYT sửa quy định đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền

Phân tích Thông tư 39/2021/TT-BYT sửa quy định đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền

Phân tích Thông tư 39/2021/TT-BYT sửa quy định đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 39/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2018/TT-BYT về đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, dược liệu, có hiệu lực từ ngày 15/02/2022. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Thông tư này đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc cổ truyền, dược liệu.