Dư nợ là gì? Cách tính dư nợ của các ngân hàng?

Nếu đã từng đi vay ngân hàng hoặc các công ty tài chính, chắc hẳn bạn sẽ biết đến thuật ngữ dư nợ. Vậy dư nợ là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như các vấn đề liên quan đến dư nợ thông qua bài viết dưới đây nhé.

1 Dư nợ là gì?

1.1 Khái niệm dư nợ

Dư nợ được hiểu là số nợ mà chúng ta cần phải trả trong quá trình giao dịch tín dụng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Khoảng nợ này chúng ta sẽ trả cho ngân hàng hay các tổ chức tín dụng dưới dạng các hợp đồng vay tín chấp, vay tiêu dùng, vay để kinh doanh,...

Tổng dư nợ là toàn bộ số tiền mà người đi vay phải trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tài chính của giao dịch vay vốn trước đó. Dư nợ sẽ giảm dần khi chúng ta thanh toán khoản vay và sẽ bằng 0 khi chúng ta trả hết khoản vay hay được gọi là tất toán khoản vay.

Dư nợ là gì?
Dư nợ là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.2 Khái niệm dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là khoản nợ khi chúng ta dùng thẻ tín dụng để chi tiêu với hình thức chi tiêu trước trả tiền sau. Dư nợ tín dụng sẽ nhỏ hơn dư nợ. Khi chúng ta dùng thẻ tín dụng nghĩa là chúng ta đã nợ tiền ngân hàng. Khoản cho vay này có hạn mức và ngày thanh toán cụ thể đối với từng đối tượng khách hàng.

Dư nợ tín dụng cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá sự uy tín của bạn khi vay vốn ngân hàng hoặc công ty tài chính. Trong trường hợp bạn thanh toán ngân hàng không đúng hạn, bạn sẽ bị trừ điểm tin cậy và nếu mắc nợ xấu bạn sẽ rất khó để có thể vay tiền các tổ chức tài chính.

1.3 Khái niệm dư nợ hiện tại

Dư nợ hiện tại là khoản tiền nợ đầu tiên ngay khi các ngân hàng và tổ chức tín dụng giải ngân khoản vay cho khách hàng.

1.4 Khái niệm dư nợ cuối kỳ

Dư nợ cuối kỳ là số tiền mà khách hàng đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng tính đến thời điểm của kỳ sao kê đó. Khách hàng cần trả lại số tiền này trong khoảng thời gian cho phép. Sau khi đã hoàn trả theo đúng quy định thì dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.

2. Cách tính dư nợ của các ngân hàng?

Cách tính dư nợ sẽ được thống kế theo từng ngân hàng, từng khách hàng vay và cụ thể hơn là theo từng khoản vay. Cách tính dư nợ như sau:

Dư nợ = Dư nợ ban đầu + dư nợ giảm dần +dư nợ cuối kỳ+ dư nợ quá hạn+dư nợ thẻ tín dụng

Trong đó:

  • Dư nợ ban đầu: Là khoản vay ban đầu mà chúng ta nhận được từ ngân hàng.
  • Dư nợ giảm dần: Là số tiền chúng ta còn nợ sau khi đã trừ khi phần gốc cần trả trước đó.
  • Dư nợ cuối kỳ: Là tổng số tiền đã giao dịch và các loại chi phí phát sinh.
  • Dư nợ quá hạn: Là tổng số nợ mà người đi vay chưa thể trả cả tiền vốn và lãi cho ngân hàng trong kỳ sao kê trước đó.

Cách thanh toán dư nợ:

Hiện nay, có bốn cách thanh toán dư nợ tín dụng:

  1. Nộp tiền trực tiếp tại ngân hàng
  2. Chuyển khoản từ khoản thẻ khác
  3. Ký séc hoặc uỷ nhiệm chi
  4. Ghi nợ tự động
Cách tính dư nợ của các ngân hàng
Cách tính dư nợ của các ngân hàng (Ảnh minh hoạ)

3. Hậu quả của dư nợ quá hạn

Việc vay tiền các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có ý nghĩa rất lớn trong những trường hợp khẩn cấp mà chúng ta chưa kịp xoay xở được dòng tiền. Tuy nhiên việc vay và trả đúng thời hạn là vô cùng quan trọng. Nếu không chúng ta có thể gặp những bất lợi rất lớn khi muốn tiếp tục vay ngân hàng trong tương lai.

3.1 Đối với cá nhân

3.1.1 Không thể tiếp cận với nguồn vốn, khoản vay khác

Nếu phát sinh nợ xấu từ thẻ tín dụng thì các nhân sẽ bị vô hiệu hoá thẻ hoặc không mở được thẻ tín dụng nứa. Thêm vào đó, cá nhân sẽ mất uy tín trên mọi hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, các cá nhân sẽ khó để tiếp tục vay hoặc mở thẻ.

Cụ thể, khi phát sinh nợ xấu các cá nhân sẽ không được vay tại các tổ chức tín dụng, tài chính nào khác trong thời gian nhất định ( thường là 5 năm ). Do khoản nợ của cá nhân đã trở thành nợ xấu khó đòi.

3.1.2 Làm gia tăng khoản nợ phải thanh toán

Thông thường với các hợp đồng cho vay, bao giờ cũng có những điều khoản lãi suất đối với phần tiền trả chậm của khách hàng khi đến kỳ hạn thanh toán. Mức lãi suất này có thể lên tới 5-6% hoặc một mức khác theo hợp đồng vay.

3.1.3 Có thể bị thu hồi tài sản đảm bảo

Khi xuất hiện nợ xấu, cá nhân có thể sẽ phải đối mặt với việc mất tài sản đảm bảo nếu khoản vay của cá nhân là khoản vay có tài sản đảm bảo.

3.1.4 Có thể bị khởi kiện

Khi xuất hiện nợ xấu, cá nhân có thể phải đối mặt với việc bị khởi kiện từ phía công ty tài chính cho vay. Nếu cá nhân có ý định chiếm đoạt khoản vay thì sẽ phải đối mặt với khả năng bị khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hậu quả của dư nợ quá hạn
Hậu quả của dư nợ quá hạn (Ảnh minh hoạ)

3.2 Đối với các tổ chức tín dụng

3.2.1 Giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Dư nợ quá hạn đồng nghĩa với việc tổ chức tín dụng chưa thể thu hồi khoản vốn cho vay theo đúng như dự kiến. Điều này khiến cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng không thể đưa tiền vào lưu thông và đầu tư kinh doanh. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiệm trọng đến lợi nhuận của tổ chức và thể hiện việc sử dụng vốn không hiệu quả.

3.2.2 Uy tín bị sụt giảm

Nếu tổ chức tín dụng có quá nhiều khoản cho vay không thể thu hồi thì các khách hàng cũng sẽ không tin tưởng để đầu tư vào tổ chức tín dụng đó. Bởi vì trong ngân hàng có khoản vay và khoản gửi, nếu khoản vay dư nợ quá hạn cao thì khoản gửi của khách hàng cũng có nguy cơ mất.

Do đó, việc bảo mật thông tin và thu hồi các khoản nợ là vô cùng quan trọng. Nếu khách hàng không tin tưởng sẽ dẫn đến hiện tượng khách hàng đồng loạt rút tiền khiến tổ chức tín dụng rơi vào tình trạng khó khăn, khó huy động vốn và đã mất uy tín trên thị trường.

3.3 Đối với nền kinh tế

3.3.1 Tình trạng lạm phát gia tăng

Đối với một nền kinh tế, ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng. Đây chính là nơi quản lý dòng tiền của một quốc gia. Nếu có quá nhiều ngân hàng bị dư nợ quá hạn thì dòng tiền của quốc gia sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng lạm phát.

3.3.2 Giảm cơ hội hợp tác đa quốc gia

Dư nợ quá hạn có thể khiến các quốc gia khác nghi ngờ vào chính sách tiền tệ của quốc gia này, kéo theo việc ảnh hưởng đến các cơ hội hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, điều này cũng ảnh hưởng đến các chính sách chính trị, ngoại giao

3.3.3 Doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể duy trì hoạt động mà không cần vay vốn ngân hàng. Có những doanh nghiệp trong một vài năm đầu mới thành lập sẽ cần huy động từ vốn ngân hàng hoặc nhiều doanh nghiệp luôn cần vay vốn ngân hàng và dùng đầu tư nhiều lĩnh vực.

Việc dòng tiền ngân hàng gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp của quốc gia. Nếu doanh nghiệp không có nguồn vay từ ngân hàng, doanh nghiệp có thể đóng cửa, chấm dứt hoạt động kinh doanh. Việc này tác động rất lớn đến nền kinh tế chung của quốc gia.

Chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về định nghĩa dư nợ là gì? Bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu dư nợ bị quá hạn. Nếu cần tìm hiểu thông tin chi tiết, bạn đọc hay liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006192 .

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc thượng tầng là gì? Phân biệt với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là gì? Phân biệt với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là gì? Phân biệt với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là gì? Có khác gì với cơ sở hạ tầng? Đây là những câu hỏi thường được nhắc đến trong các lĩnh vực. Đây cũng là một phạm trù kiến thức rất khó để có thể tiếp cận bằng phương pháp học thông thường. Do đó, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về những khái niệm đó thông qua bài viết sau đây!