Lên Facebook dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị phạt?

Vào thời điểm sát ngày thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), trong các hội nhóm, diễn đàn ôn thi trên facebook bắt đầu rộ lên những nội dung thảo luận liên quan đến dự đoán đề thi THPT. Vậy lên facebook dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị phạt?

1. Lên Facebook dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị phạt?

Những ngày gần đây, không khó để thấy những bài viết thảo luận về dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT, chỉ cần gõ từ khóa “dự đoán đề thi tốt nghiệp” sẽ ra hàng loạt kết quả tìm kiếm có liên quan.

Cũng như dự đoán tỉ số của một trận đấu bóng đá hay dự đoán đội thắng cuộc trong một cuộc thi nào đó, dự đoán đề thi là việc đưa ra những nhận định, ý kiến cá nhân về đề thi mà Bô Giáo dục có thể đưa ra trong kỳ thi THPT.

Trường hợp này, người dự đoán đề thi sẽ không bị phạt hay chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý nào. Bởi lẽ, Điều 25 Hiến pháp 2013 chỉ rõ:

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Như vậy, đứng trước một vấn đề nào đó, công dân hoàn toàn có quyền được đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân trong phạm vi pháp luật cho phép (phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam…).

Do đó, trong tình huống dự đoán đề thi THPT, học sinh cũng có quyền được đưa ra quan điểm, ý kiến và dự đoán cá nhân về đề thi trong tương lai.

Hơn nữa, pháp luật hiện nay không có quy định nào liên quan đến việc xử phạt hành vi dự đoán một vấn đề nào đó và thực tế những người dự đoán đề thi THPT không cam kết cho kết quả dự đoán của mình, không yêu cầu người tiếp cận thông tin dự đoán phải trả lợi ích nào và không có tính ràng buộc cho ai phải tin vào dự đoán đó.

Lên facebook dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị phạt? (Ảnh minh họa)

Dự đoán đề thi THPT quốc gia trên mạng không phải là hành vi phạm luật, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra những tác động tiêu cực như gây ảnh hưởng đến tâm lý, niềm tiên của học sinh, gây ra tình trạng học tủ và có thể ảnh hưởng không không nhỏ tới kết quả bài thi thực tế nếu không may bị “tủ đè”.

2. Thi tốt nghiệp THPT: Các tình huống vi phạm sẽ bị xử lý

2.1 Làm lộ đề thi THPT

Lộ đề thi được hiểu là truyền đề thi ra ngoài khi còn chưa mở túi niêm phong đề thi. Theo Quyết định 531/QĐ-TTg ngày 19/5/2023, đề thi THPT quốc gia được áp dụng chung cho tất cả các thí sinh thi tốt nghiệp trên cả nước và là kì thi cấp quốc gia thuộc phạm vi bí mật của nhà nước. Cụ thể:

Điều 1. Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:

1. Đề thi chính thức, đề thi dự bị, đáp án đề thi chính thức, đáp án đề thi dự bị của các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế và khu vực chưa công khai.

Do vậy, những đề thi tốt nghiệp THPT khi chưa được cơ quan các cấp có thẩm quyền công bố nhưng lại bị người khác làm lộ ra bên ngoài thì được xem là có hành vi làm lộ bí mật của Nhà nước.

Theo đó, tại Điều 337 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 quy định về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước như sau:

Điều 3337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa.

Như vậy, hành vi làm lộ đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia là hành vi làm lộ bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, do đó người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt lên đến 10 năm tù.

2.2 Chụp ảnh đề thi lên mạng nhờ giải

Tại Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:

1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây rối hoặc đe dọa dùng vũ lực ngăn cản người dự thi và người tổ chức thi, thanh tra thi, coi thi, chấm thi, phục vụ thi.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.

3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi thi thay hoặc thi kèm người khác hoặc nhờ người khác làm bài hộ hoặc thi thay, thi kèm.

4. Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm mất bài thi của thí sinh.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Theo quy định trên, thí sinh đưa đề thi ra ngoài để nhờ người giải đề hộ trong lúc tổ chức thi sẽ bị xử lý kỷ luật và xử phạt hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng với hành vi mang vật dụng không được phép vào phòng thi;

- Phạt tiền từ 02 - 06 triệu đồng với người làm bài hộ thí sinh.

Trên đây là giải đáp về Lên facebook dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT có bị phạt? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ giải đáp cụ thể.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?