Dự án Luật sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Văn bản tiếng việt
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Luật

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác Loại dự thảo:Luật
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt NamTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Dự kiến thông qua tại:Kì họp đang cập nhật - Khóa đang cập nhật

Phạm vi điều chỉnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Tải Luật

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Du-thao-Luat-MT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

QUỐC HỘI
-------
Luật số: … /2025/QH15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------
Hà Nội, ngày     tháng      năm 2025

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM,
LUẬT CÔNG ĐOÀN, LUẬT THANH NIÊN VÀ 
LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13; Luật Công đoàn số 50 /2024/QH15; Luật Thanh niên số 57/2020/QH14; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số 10/2022/QH15

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Sửa đổi, bổ sung  Điều 1 như sau:

“Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, tập hợp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các giai cấp, tầng lớp xã hội, của toàn thể nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát, phản biện xã hội; phản ánh ý kiến, kiến nghị của Nhân dân với các cơ quan nhà nước; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

Điều 3. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; động viên Nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng, phát triển đất nước; phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của Nhân dân, xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.

3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

6. Hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác Người Việt Nam ở nước ngoài;

8. Nghiên cứu chiến lược, đề xuất chủ trương, chính sách nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 4 như sau:

“3. Các tổ chức chính trị - xã hội cùng với các tổ chức thành viên khác của Mặt trận hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động dưới sự chủ trì của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và điều lệ của mỗi tổ chức/ đồng thời vẫn giữ tính độc lập tương đối của tổ chức mình.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

Điều 6. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

a) Ở trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường và đặc khu tại hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (sau đây gọi chung là cấp cơ sở). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm và tiểu khu (sau đây gọi chung là khu dân cư). Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

Điều 10. Hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác Người Việt Nam ở nước ngoài

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với các quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy trí tuệ của đồng bào ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, gắn bó với quê hương và đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tham gia hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, hòa nhập xã hội, đóng góp tích cực cho nước sở tại, làm cầu nối giữa Việt Nam và các nước.”

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:

“2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp cơ sở chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp cơ sở; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri”.

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:

“2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình”;

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 20 như sau:

“2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chủ trì lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu làm Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật

          9. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 25 như sau:

“1. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức, trong việc thực hiện chính sách, pháp luật”.

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 26 như sau:

“3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân công các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 32 như sau:

“1. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước”;

12.  Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 33 như sau: 

“3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phân công các tổ chức chính trị - xã hội phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình”;

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 36 như sau:

“2. Cử người có trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện xã hội hoặc tham gia đối thoại khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu để trình bày về nội dung dự thảo văn bản, giải trình, tiếp thu các ý kiến phản biện tại Hội nghị.

3. Nghiên cứu tiếp thu và trả lời bằng văn bản về việc tiếp thu ý kiến và kiến nghị phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, trường hợp không tiếp thu thì phải giải trình”.

14. Bổ sung cụm từ “đoàn viên, hội viên” vào sau cụm từ “Nhân dân” tại khoản 1 Điều 13, Điều 17, điểm a khoản 1 Điều 23.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn[1]

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn và người lao động; là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, tham gia các phong trào thi đua, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 và khoản 4 như sau:

2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

“3. Nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”.

“4. Công đoàn cấp trên cơ sở bao gồm công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

Điều 8. Hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam

1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm các 4 cấp sau đây:

a) Cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

b) Công đoàn cấp tỉnhngành trung ương bao gồm liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động cấp tỉnh); công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;

d) Công đoàn cấp cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

2. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cho phép thì được thành lập công đoàn cấp trên cơ sở khác phù hợp với hệ thống hành chính hoặc đặc thù của tổ chức công đoàn.

3. Mô hình tổ chức công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện nội dung quy định tại khoản này.

4. Điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, giải thể và chấm dứt hoạt động của tổ chức Công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 11 như sau:

“6. Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 14 như sau:

“2. Chủ tịch liên đoàn lao động cấp tỉnh được mời tham dự kỳ họp, hội nghị, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động, tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

3. Chủ tịch công đoàn ngành trung ương; công đoàn tập đoàn kinh tế, công đoàn tổng công ty; công đoàn đơn vị, doanh nghiệp khác được mời tham dự cuộc họp, hội nghị của cơ quan chuyên môn, cơ quan, tổ chức có liên quan khi bàn các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động và tổ chức Công đoàn.”.

6. Sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 5 Điều 16 như sau:

“b) Thông qua đối thoại với người sử dụng lao động; hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nơi có công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;

c) Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân tại nơi làm việc.”

7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 19 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Công đoàn cấp tỉnh và ngành trung ương có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, đơn vị để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động gia nhập, thành lập công đoàn cơ sở.”

b) Bỏ khoản 3.

8. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 29 như sau:

b) Kinh phí công đoàn do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập không hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;”;

9. Bổ sung điểm r1 vào trước điểm r khoản 2 Điều 31 như sau:

“r1) Hoạt động liên minh giai cấp do Công đoàn chủ trì hoặc phối hợp;.

10. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 32 như sau:

a) Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công đoàn tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, liên đoàn lao động cấp tỉnh; công đoàn ngành trung ương; công đoàn cấp trên cơ sở khác theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật này; công đoàn tại công ty mẹ; công đoàn tập đoàn kinh tế; công đoàn tổng công ty; công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; đơn vị sự nghiệp của Công đoàn thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở      

1. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 47 như sau:

e) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;”

2. Bỏ cụm từ “trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tại khoản 1 Điều 50; bãi bỏ cụm từ “sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vịtại Điều 50.

3. Bỏ các cụm từ phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị”; “sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị”; “thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị”; “đại diện Ban Chấp hành Công đoàn”; “Chủ tịch Công đoàn” tại các khoản1, khoản 2, khoản 4 Điều 51.

4. Bãi bỏ điểm b, điểm h khoản 4 Điều 51.

 5. B các cụm từ “phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3  bỏ cụm từ “đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trêntại khoản 4 Điều 52.

6. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 54 như sau:

5. Thông qua các tổ chức đoàn thể tại cơ quan, đơn vị”;

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 như sau:

“2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan,  đơn vị”

8. Bãi bỏ các cụm từ Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị,”; “kiến nghị của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị” tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 59.

9. Bãi bỏ cụm từ Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị” tại khoản 1; Bãi bỏ cụm từBan Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao độngtại khoản 3 Điều 60.

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 62 như sau:

1. Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở cơ quan, đơn vị.

 2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Thủ trưởng cơ quan và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 63 như sau:

Điều 63. Trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

1. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;

2. Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;

3. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;

4. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;

5. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật. “

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên[2]

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau:   

“2. Phân công, hướng dẫn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên”.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 9 thông qua ngày      tháng      năm 2025.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

 

 

     Trần Thanh Mẫn

 

 

[1] Đề xuất của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

[2] Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung của Ban Thường trực, sẽ cập nhật theo đề nghị Bộ Nội vụ.

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Luật DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
Chú thích màu chỉ dẫn
Chú thích màu chỉ dẫn:
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc:
Sửa đổi, bổ sung, đính chính
Thay thế
Hướng dẫn
Bãi bỏ
Bãi bỏ cụm từ
Bình luận
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
×
×
×
×
Vui lòng đợi