Doping là gì? Chế tài xử lý việc sử dụng Doping trong thể thao

Doping là từ ngữ không còn xa lạ đối với người tập luyện và thi đấu thể thao. Vậy Doping là gì? Chế tài xử lý việc sử dụng Doping trong thể thao như thế nào? Những thông tin cơ bản nhất về Doping sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Doping là gì?

Doping là từ ngữ chung nói về việc các chất cấm như steroid, hormone tăng trưởng, chất kích thích và giảm đau cho cơ bắp,… được sử dụng trong các môn thể dục thể thao thậm chí là trong thi đấu.

Doping máu

Doping máu là hợp chất cấm có dạng lỏng, được tiêm trực tiếp vào máu. Các hợp chất này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ hồng cầu và tăng số lượng hồng cầu để đẩy mạnh việc trao đổi oxy đến tế bào. Các môn đòi hỏi sức bền lớn như vận động viên 3 môn phối hợp, đạp xe đường dài, marathon,… thường sử dụng loại Doping này.

EPO (erythropoietin) là loại Doping máu phổ biến. EPO sẽ tồn tại trong cơ thể người 2 ngày nên chúng gây khó khăn đội ngũ kiểm tra. Cơ thể người sử dụng có thể duy trì hiệu quả của EPO đến 90 ngày.

Tác dụng phụ lớn nhất của Doping máu là gây cô đặc máu do lượng hồng cầu quá lớn gây tắc nghẽn quá trình lưu thông và đào thải máu của cơ thể. Do đó, nguy cơ đột quỵ rất cao khi sử dụng Doping máu. Một tác dụng phụ khác là làm cho cơ thể mất nước, nếu không bù đủ nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến các hiện tượng sốc nhiệt, co rút cơ trong thi đấu.

Doping cơ bắp

Doping cơ được tiêm thẳng vào cơ bắp người dùng, thường là cánh tay, bắp đùi trong. Anabolic Steroid là loại Doping cơ bắp được sử dụng đại trà nhất ở các vận động viên cử tạ, đô vật, vận động viên thể hình, vận động chạy viên nước rút,...

doping là gì
Hình ảnh vận động viên đang tiêm Doping cơ vào cánh tay (Ảnh minh hoạ)

Sau khi tiêm, cơ bắp được nuôi dưỡng bởi một lượng lớn hormone làm chậm quá trình dị hoá cơ bắp. Cơ bắp cường hóa nhanh chóng và phì đại về kích thước, trạng thái tập luyện không mệt mỏi, tinh thần hưng phấn, sức chịu đựng vượt ngưỡng so với trước khi sử dụng Doping.

Hormone quá lớn sẽ gây ra một số biến đổi như hiện tượng nóng trong người, nhiệt miệng, nổi mụn nhiều ở mặt và lưng, huyết áp tăng cao kéo dài và đột quỵ.

Việc làm tinh hoàn nhỏ, ít tinh trùng thậm chí là vô sinh cũng sẽ xảy ra ở nam giới. Gương mặt nữ giới trở nên nam tính hơn, teo buồng trứng hoặc vô sinh, làm giọng nói khàn đặc, trầm như nam giới, lông mọc rậm và dày hơn.

Doping thần kinh 

Doping thần kinh được sử dụng dạng uống, chứa các hợp chất giảm đau rất mạnh làm ổn định thần kinh, giảm căng thẳng trước thi đấu.

Diazepan, midazolam, cần sa, morphin, adrenaline,.. là những hợp chất cấm hay được sử dụng. Trong đó adrenaline khi sử dụng vượt liều lượng có thể gây tử vong.

Doping được nhà nước đưa vào danh sách cấm sử dụng trong thi đấu thể thao (
Doping được nhà nước đưa vào danh sách cấm sử dụng trong thi đấu thể thao (Ảnh minh hoạ)

Doping gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và tâm sinh lý của người sử dụng. Cụ thể:

  • Các mao mạch bị kéo dãn, đặc biệt là vùng da chân, tay.

  • Gây ra tình trạng hạ huyết áp kéo dài và suy tim

  • Nam có nguy cơ teo tinh hoàn, giảm ham muốn và liệt dương. Nữ giới mọc nhiều râu mép và lông tay, chân, nổi mụn thời gian dài, kinh nguyệt không đều, rong kinh hoặc thậm chí mất kinh.

  • Suyễn hoặc có nguy cơ nhiễm HIV cao

  • Cản trở lưu thông, đào thải máu, gây cô đặc máu dẫn đến đột quỵ, tử vong.

Mất tính cạnh tranh công bằng trong thể thao

Tính chính xác trong thi đấu thể thao được tính cực kỳ chính xác (đến mili giây) và sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, chưa kể đến cạnh tranh cá nhân trong chính tập thể đội. Theo Bộ luật phòng, chống Doping Thế giới (WADA), sử dụng Doping và các phương pháp liên quan là hình thức gian lận.

Nhờ Doping, một vận động viên sẽ có được trạng thái thi đấu lý tưởng, có được PB (Personal Record) thậm chí là phá được kỷ lục thế giới. Sự bùng nổ lạm dụng Doping càng lớn thì  tính cạnh tranh trong thể thao cần đáng báo động, tinh thần chính trực và cống hiến trong thể thao cũng không còn.

Thi đấu dựa vào năng lực và chất kích thích là cạnh tranh công bằng?
Thi đấu dựa vào năng lực và chất kích thích là cạnh tranh công bằng? (Ảnh minh hoạ)

Ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thể thao

Thể thao từ lâu được biết đến với sự năng động, khỏe mạnh, tích cực, truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Sẽ như thế nào bệnh thành tích quan trọng hơn sự chính trực? Sẽ ra sao khi thời gian thi đấu và đỉnh cao sự nghiệp của một động viên càng lúc bị o ép bởi tác dụng phụ của chất cấm? Vậy thể thao không giữ được vẻ đẹp vốn có - biểu tượng khỏe mạnh và truyền cảm hứng tập luyện cho mọi người.

Việc sử dụng Doping làm ảnh hưởng cực kỳ tồi tệ đến hình ảnh của thể thao, biến thể thao thành “một kỳ thi” mà các vận động viên đều dùng mọi cách để tăng thành tích bất chấp hậu quả.

  • Chất cấm hoặc tàn dư chất cấm, chất chuyển hóa của chất cấm có trong kết quả xét nghiệm.

  • Sử dụng chất cấm hoặc cố ý sử dụng chất cấm và các phương pháp bị cấm

  • Cố ý bỏ qua, trốn tránh kiểm tra mà không có lý do chính đáng

  • Vận chuyển, trao đổi, buôn bán chất cấm và các phương pháp bị cấm

  • Hành vi tiếp tay, bao che, đồng lõa cho vận động viên dùng chất cấm

  • Người có hành vi kì thị, cô lập người tố cáo

  • Những người, tổ chức có chuyên môn hoặc bất kỳ ai mà người đang bị kỷ luật bởi WADA liên hệ.

Chính sách kiểm soát và ngăn ngừa sử dụng Doping trong thể thao

  • Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Doping đến các tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia thi đấu thể thao

  • Thực thi nghiêm ngặt công tác kiểm tra và lấy mẫu Doping đối với vận động viên

  • Đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ lấy mẫu Doping

Doping được xem là một chất cấm sử dụng trong thể thao. Khi có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành theo Bộ luật phòng, chống Doping Thế Giới.

Theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.

Lời kết: Các thông tin về Doping và chế tài xử lý trường hợp vi phạm Doping trên đây cung cấp những thông tin chính xác nhất về loại chất cấm này.

Hãy tập luyện thể thao khoa học, có chọn lọc và chọn cách phát triển thể thao bền vững, an toàn và phù hợp nhất đối với bản thân. Đừng để những lợi ích trước mắt ảnh hưởng khiến bạn đối mặt với sức khỏe sau này.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Theo Nghị định 50, có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không?

Nghị định 50/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về phòng cháy, chữa cháy. Theo Nghị định mới này, doanh nghiệp có cần xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở nữa không? AI Luật đã làm rõ vấn đề này.