Đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định mới nhất

Giấy phép môi trường ra đời từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành. Vậy theo quy định, đối tượng phải có giấy phép môi trường gồm những nhóm nào?

1. Giấy phép môi trường là gì? 

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường (khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020).

Nói cách khác, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh chất thải ra môi trường cần được xử lý/quản lý theo quy định thì phải có giấy phép môi trường thì mới đủ điều kiện chính thức đi vào hoạt động.

2. Giấy phép môi trường thành phần gồm những gì?

Giấy phép môi trường thành phần gồm các loại giấy tờ sau theo điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:

1- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

2- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;

3- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

4- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại;

5- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;

6- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Theo đó, các loại giấy phép môi trường thành phần nêu trên được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày 01/01/2022 trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

Có thể hiểu, giấy phép môi trường ra đời thay thế cho các loại giấy phép môi trường thành phần nêu trên. Nội dung của giấy phép môi trường thành phần được tích hợp vào giấy phép môi trường.
Đối tượng phải có giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Đối tượng phải có giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Ảnh minh họa)

3. Các nhóm đối tượng phải có giấy phép môi trường

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, 02 nhóm đối tượng sau phải có giấy phép môi trường:

(1) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

(2) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như đối tượng (1).

Lưu ý: Nhóm đối tượng (1) thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp thì được miễn giấy phép môi trường.

Đối chiếu với quy định tại Điều 28 Luật này, dự án đầu tư nhóm I, II, III được hiểu như sau:

Dự án đầu tư nhóm I

Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

Dự án đầu tư nhóm II

Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án đầu tư nhóm I, bao gồm:

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Dự án đầu tư nhóm III

Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án đầu tư nhóm I, II, bao gồm:

  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

  • Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

Trên đây là quy định mới nhất về đối tượng phải có giấy phép môi trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản: Có đúng không?

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ nhân thân sử dụng trong hầu hết các giao dịch, trong đó có giao dịch ngân hàng. Rất nhiều người cho rằng, không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất tiền trong tài khoản, quan điểm này có đúng không?

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Hành vi bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng

Tài nguyên rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế, rừng đang ngày càng suy kiệt. Vậy biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả là gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ rừng đang là vấn đề thực sự nhức nhối. Những biện pháp đó sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

Tình tiết định tội và tình tiết định khung: 3 điểm khác biệt cần nắm rõ

“Tình tiết định tội” và “tình tiết định khung” là những tình tiết có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và hình phạt cho tội phạm đó. Vậy tình tiết định tội và tình tiết định khung khác nhau như thế nào, có những điểm khác biệt nào cần phân biệt rõ?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?