Đối tượng nào phải kiểm kê khí nhà kính?

Nghị định 06/2022/NĐ-CP là một trong những văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành nhằm hướng đến mục tiêu "net zero" của Việt Nam vào năm 2050. Trong đó, có quy định rõ các đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính và danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.

1. Kiểm kê khí nhà kính là gì? Tại sao phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP, "kiểm kê khí nhà kính” được giải thích là

Hoạt động thu thập thông tin, số liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, tính toán lượng phát thải khí nhà kính, hấp thụ khí nhà kính trong một phạm vi xác định và trong một năm cụ thể theo phương pháp và quy trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo đó, khoản 2 Điều 3 Thông tư 38/2023/TT-BCT giải thích cụ thể:

Nguồn phát thải khí nhà kính là nơi xảy ra các quá trình vật lý, hóa học gây phát thải ra khí nhà kính hoặc các hoạt động sử dụng điện hoặc nhiệt trong sản xuất có nguồn gốc liên quan đến nhiên liệu hóa thạch.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản kiểm kê khí nhà kính giống như việc kiểm tra xem có bao nhiêu khí nhà kính (như CO2) được tạo ra và hấp thụ trong một khu vực cụ thể mỗi năm.

Điều này bao gồm việc thu thập dữ liệu các hoạt động sử dụng năng lượng như điện và nhiệt, sau đó tính toán tổng lượng khí nhà kính này. Quy trình kiểm tra này được thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Việc kiểm kê khí nhà kính có tầm quan trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Cụ thể:

Thông qua kiểm kê khí nhà kính, các quốc gia và doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác mức độ phát thải của mình, từ đó xây dựng các chiến lược giảm thiểu phù hợp.

Bên cạnh đó, việc các cơ sở kinh doanh kiểm kê kiểm kê khí nhà kính sẽ hỗ trợ họ nhận thức rõ ràng về những tác động đến môi trường của mình. Điều này góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường chung.

2. Đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính là ai?

Đối tượng nào phải kiểm kê khí nhà kính? (Ảnh minh hoạ)

Các đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô và mức độ phát thải lớn. Cụ thể, có 05 đối tượng bắt buộc thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo quy định của Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP bao gồm:

  • Một là cơ sở phát thải khí nhà kính hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương;
  • Hai là nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE);
  • Ba là công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1.000 TOE;
  • Bốn là tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE;
  • Năm là cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.

3. Danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính 

Danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính (Ảnh minh hoạ) 

Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định dựa trên những đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính liệt kê tại Điều 5 nêu trên thì:

Định kỳ mỗi 02 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng một danh mục lĩnh vực, cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, ngày 18/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.

Theo đó, Danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính được liệt kê chi tiết trong Phụ lục II, III, IV, V như sau:

- Phụ lục II quy định Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành công thương;

- Phụ lục III quy định Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành giao thông vận tải;

- Phụ lục IV quy định Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành xây dựng;

- Phụ lục V quy định Danh mục các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính thuộc ngành tài nguyên và môi trường.

Mời quý bạn đọc truy cập TẠI ĐÂY để theo dõi cụ thể.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 11 Nghị định 06/2022/NĐ-CP cũng quy định rõ trách nhiệm của các cơ sở thuộc danh mục phải kiểm kê khí nhà kính như sau:

  • Thứ nhất, kể từ năm 2023 trở đi thì trước ngày 31/3, cơ sở phải thực hiện cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực (Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng);
  • Thứ hai, tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/3 kể từ năm 2025 để thẩm định;
  • Thứ ba, gửi báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.

Tóm lại, kiểm kê khí nhà kính là một công cụ quan trọng giúp các quốc gia và doanh nghiệp đánh giá, quản lý và giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính. Thông qua kiểm kê KNK, các bên liên quan có thể xác định nguồn phát thải, đánh giá tác động môi trường, và đề ra các biện pháp giảm thiểu hiệu quả.

Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay chống biến đổi khí hậu.

Trên đây là nội dung giải đáp chi tiết cho vấn đề: Đối tượng phải kiểm kê khí nhà kính và danh mục cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.