Từ vụ nghi lừa đảo 100 container điều: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý gì?

Cộng đồng doanh nghiệp Việt hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản những ngày gần đây đặc biệt chú ý đến sự việc một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nhân điều Việt Nam xuất khẩu 100 container hạt điều sang Ý nhưng bị nghi lừa đảo.

Thông tin sự việc như sau:

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gần 100 container điều trị giá hàng trăm triệu USD sang Italy thông qua một công ty môi giới tại Việt Nam nhưng không nhận được tiền thanh toán và có nguy cơ mất hàng.

Các lô hàng này đã và đang đến một số cảng của Italy tuy nhiên, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn thì bị thay đổi số Swift (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu). Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ thì họ thông báo bên mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ.

Một số khách hàng gửi hồ sơ đến ngân hàng Italy thì ngân hàng Italy trả lời hồ sơ họ nhận là bản photo, không phải bản gốc.

Vậy sau sự việc này? Các doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì khi xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là nông sản ra thị trường nước ngoài. Dưới đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)


1. Lưu ý thẩm định thông tin nhà nhập khẩu và thị trường

Theo luật sư Tuấn, để giúp doanh nghiệp tránh bị lừa, đảm bảo an toàn và tránh rủi ro trong giao dịch, trước tiên doanh nghiệp cần thẩm định thông tin nhà nhập khẩu. Xác minh về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, uy tín.

Có thể xác minh thông qua Phòng thương mại và Công nghiệp, ngân hàng, Hiệp hội ngành hàng, Sở giao dịch chứng khoán và các sàn giao dịch, công ty tư vấn thực hiện theo yêu cầu của khách hàng bằng những kỹ năng nghiệp vụ thông qua dữ liệu đã có và các kênh thông tin của họ.

Đồng thời, cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể thực hiện qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…


2. Lưu ý lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp

Thỏa thuận lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp cũng là lưu ý quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt.

Hiện nay, trong giao thương quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P), phương thức tín dụng chứng từ (L/C)… doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế. Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng mức cọc trên 50% và phải chọn ngân hàng uy tín


3. Lưu ý về ở các khâu ký kết hợp đồng

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, khi ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần lưu ý:

Thứ nhất, xác định chủ thể ký kết hợp đồng.

Chủ thể ký kết một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tuy nhiên, tư cách chủ thể của các đối tượng này sẽ không tuân theo luật điều chỉnh hợp đồng, mà tuân theo luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. Điều này dựa trên nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Một chủ thể mang quốc tịch một quốc gia, trước hết phải tuân thủ pháp luật nước mình về tư cách chủ thể.

Pháp luật một quốc gia khác không thể điều chỉnh tư cách chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân mang quốc tịch nước khác. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, cần thiết phải làm rõ tư cách chủ thể của cách bên. Nếu một bên không có tư cách chủ thể, có khả năng hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Thứ hai, về hình thức hợp đồng.

Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu Điều 11 của Công ước Viên 1980 nên nhất thiết các hợp đồng được ký kết phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Nếu có sai phạm về hình thức, Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài tại Việt Nam có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. Phương án tốt nhất khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là nên soạn thảo hợp đồng bằng văn bản vì các nội dung sẽ được thể hiện rõ ràng, tiện lợi cho việc giải quyết tranh chấp sau này.

Thứ ba, về vấn đề chọn Luật áp dụng.

Ngoài việc các bên phải ghi rõ luật áp dụng, thì điều khoản Incoterms cũng thường xảy ra tranh chấp khi các bên không xác định cụ thể Incoterms năm nào hoặc ghi sai tên cảng. Thực tiễn xét xử cho thấy các trung tâm trọng tài thường chọn Incoterms năm gần nhất trong trường hợp các bên không ghi rõ. Bên cạnh đó, mỗi điều kiện Incoterms đi kèm cảng đến hay cảng đi khác nhau nên trong hợp đồng cần ghi chính xác.

Thứ tư, Vấn đề ngôn ngữ trong hợp đồng

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết giữa các bên tới từ các quốc gia khác nhau với ngôn ngữ khác nhau. Mỗi ngôn ngữ có thể dẫn đến cách hiểu khác nhau hoặc hiểu sai, nên tốt nhất các bên có thể sử dụng chung một ngôn ngữ. Nếu không muốn sử dụng chung một ngôn ngữ, hai bên cần ghi nhận thêm điều khoản số lượng các bản hợp đồng và giá trị pháp lý. Ví dụ: “Hợp đồng được lập thành 02 bản: 01 bản Tiếng Việt và 01 bản Tiếng Anh. Hai bản này có giá trị pháp lý tương đương. Khi có tranh chấp thì sử dụng bản Tiếng Anh để giải quyết”.

Thứ năm, Thỏa thuận về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Ngoài ra, thỏa thuận riêng về điều khoản trọng tài khi có tranh chấp xảy ra.


4. Lưu ý ở khâu vận chuyển hàng

Luật sư Tuấn cho rằng, doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ các quy định của incoterms để áp dụng cho tùy từng loại hàng và yêu cầu của các bên.

INCOTERMS viết tắt của từ International Commercial Term là một bộ cá quy tắc trong thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong hoạt động thương mại quốc tế. INCOTERMS quy định các điều khoản về việc mua bán hàng hóa, trách nhiệm của các bên: giao hàng ở đâu, ai sẽ là người lo thủ tục hải quan, rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển, ai sẽ là người mua bảo hiểm hàng hóa….

Như vậy, có thể thấy không ít doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch kinh doanh với các đối tác nước ngoài còn bất cẩn, mất cảnh giác. Chính vì thế, ngoài những lưu ý trên, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế cho đội ngũ nhân lực của mình để phòng ngừa rủi ro không đáng có hiện nay.

Nếu có nhu cầu cập nhật, phân tích các chính sách pháp luật mới, hỗ trợ giải đáp các vướng mắc pháp lý xung quanh quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ Pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp của LuatVietnam. Các thắc mắc khác, vui lòng gọi 1900.6192

>> Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?