Digital là gì? Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến digital

Digital không phải là một khái niệm mới nhưng với đại đa số chúng ta - những người không có chuyên môn và làm các ngành nghề liên quan đến digital còn khá mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu được Digital là gì một cách cơ bản nhất, áp dụng trong những lĩnh vực nào và dự đoán phát triển trong tương lai

1. Khái niệm Digital là gì?

Digital được dịch là kỹ thuật số. Đây là công nghệ tạo ra, lưu trữ, xử lý dữ liệu có thể nói là tiên tiến nhất hiện nay. Trước Digital là công nghệ Analog, chỉ áp dụng trong lĩnh vực truyền bằng vô tuyến điện: tivi, loa phát thanh, điện thoại bàn…


2. Digital áp dụng trong lĩnh vực nào?


2.1 Điện tử kỹ thuật số

Điện tử số (Digital Electronics) là lĩnh vực điện tử liên quan đến nghiên cứu các tín hiệu kỹ thuật số và cách tạo ra các thiết bị sử dụng các tín hiệu này. 

Trái ngược với điện tử tương tự (Analog) dùng để xử lý các tín hiệu có giá trị biến đổi liên tục theo thời gian hoặc tín hiệu tương tự, điện tử số xử lý tín hiệu số được thể hiện bằng hai mức tín hiệu 0 và 1. 


2.2 Kinh tế và thương mại điện tử

Tại Mỹ và Canada, thương mại điện tử đã sớm được áp dụng vào những năm 1970. 

Với các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Amazon, Ebay, Shopify… người tiêu dùng phương Tây đã sớm quen với khái niệm Digital là gì và sự tiện lợi và nhanh chóng của kinh tế điện tử mang lại.

Trung Quốc nổi tiếng với sàn thương mại điện tử Alibaba được thành lập vào năm 1999. Alibaba, 1688, Pinduoduo… đã và vẫn đang là một trong các “gã khổng lồ công nghệ” của Trung Quốc. 

Và các trang thương mại điện tử này không chỉ ảnh hưởng đến Đại lục nói riêng mà còn lan tầm ảnh hưởng ra các nước châu Á như Việt Nam.

Thương mại điện tử đang phát triển như vũ bão (Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, thương mại điện tử tuy sinh sau nở muộn với tuổi đời khoảng một thập kỷ nhưng cũng đã chứng minh được sức hút và phát triển vô cùng nhanh chóng. 

Người dân dần quen thuộc với việc mua sắm online, các chiến dịch khuyến mãi lớn hàng tháng luôn khiến nhân lực trong các công ty này phải  xử lý lượng đơn hàng khổng lồ trong thời gian ngắn. 

Tất nhiên đó đồng thời cũng là tín hiệu tốt khi hiệu quả kinh doanh do thương mại điện tử mang lại gấp nhiều lần so với bán hàng truyền thống.


2.3 Digital Marketing - Truyền thông số

Digital Marketing là những hoạt động marketing được thực hiện trên nền tảng số. Doanh nghiệp không còn sử dụng những phương pháp marketing truyền thống mà dần chuyển đổi sang các kênh thông tin điện tử.

Vậy truyền thông số có mặt ở đâu? Đó là báo điện tử, tivi, radio, điện thoại, mạng xã hội… Cùng với Internet, chúng ta có thể thấy Digital Marketing gần như hiện hữu ở khắp mọi nơi, và nhân sự cho ngành này càng ngày càng trẻ hoá. 

Digital marketing - "quân bài" lợi hại của các doanh nghiệp hiện nay (Ảnh minh họa)

Có thể nói hiện tại là thời đại của Gen Z, thế hệ này đã sớm làm quen với công nghệ và các thiết bị điện tử. Do đó, rất nhiều các bạn trẻ đã sớm tìm hiểu Digital là gì và dấn thân vào Digital Marketing, có tên tuổi trong ngành và tạo ra những ấn phẩm truyền thông vô cùng chất lượng.


3. Tương lai của Digital hậu COVID-19

Với đặc thù như độ bao phủ rộng, tiết kiệm được nhiều chi phí của công nghệ cũ, dễ dàng đo lường kết quả…, Digital càng ngày càng được áp dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Đặc biệt là sau đại dịch toàn cầu COVID-19, thương mại điện tử đã trở thành công cụ chính của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khi không theo kịp được trào lưu này đã buộc phải rời khỏi thị trường.

Ngoài ra đây còn là nhu cầu không thể thiếu với nhiều người khi đang thực hiện giãn cách xã hội. Lượng đơn hàng trên mạng tăng đột biến trong mùa dịch, sau này trở thành thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng.

Tuy nhiên không thể không nhắc đến nhược điểm là Digital đòi hỏi sự hiểu biết, sự chuyên môn hoá và biến đổi liên tục từng ngày từng giờ. 

Mỗi lĩnh vực nêu trên đều có nhiều ngách nhỏ khác nhau. Đơn cử như Digital Marketing lại có Social Marketing, Content Marketing, Email Marketing…

Do đó để bước chân vào lĩnh vực Digital không thể là quyết định một sớm một chiều. 


4. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến Digital 

Từ thực tế, digital nói chung và thương mại điện tử nói riêng đang là xu hướng của sự phát triển kinh tế, các cơ quan Nhà nước đã ban hành ra nhiều văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này. 

STT

Số hiệu

Tình trạng hiệu lực 

1

Thông tư 01/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Còn hiệu lực 

2

Nghị định 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử

Còn hiệu lực

3

Quyết định 645/QĐ-TTg Kế hoạch phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025

Còn hiệu lực 

4

Thông tư 21/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử và Thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Còn hiệu lực

5

Thông tư 59/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Hết hiệu lực một phần

6

Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử

Hết hiệu lực một phần


Qua bài viết trên đây, chúng ta đã có thể phần nào hiểu được Digital là gì. Digital không hoàn toàn mới, nhưng vẫn luôn thay đổi và phát triển như vũ bão, được áp dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Chúng ta nên tìm cách thích ứng với sự biến đổi này, để không bị tụt hậu và mang lại hiệu quả cao hơn trong mọi lĩnh vực. Nếu cần tìm hiểu về các quy định liên quan đến Digital, vui lòng liên hệ với LuatVietnam theo số 1900.6192

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?