Điều kiện trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/07/2024

Ngày 28/6/2024, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân. Theo đó, điều kiện trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân được quy định như sau.

Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định các điều kiện để trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng riêng với từng nhóm chủ thể, cụ thể:

1.1. Đối với cá nhân:

  • Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp đăng ký tạm trú, cá nhân phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc là người lao động làm việc trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và phải có tài liệu chứng minh về vấn đề này;

  • Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các tổ chức, cơ quan có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang phải chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; người đã bị kết án từ tội phạm nghiêm trọng trở lên mà chưa được xóa án tích.

    Điều kiện trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/07/2024
    Điều kiện trở thành thành viên Quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 01/07/2024
    (Ảnh minh họa)

1.2. Đối với hộ gia đình:

  • Là hộ gia đình có các thành viên thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân; các thành viên trong hộ có chung tài sản để phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;

  • Các thành viên của hộ gia đình phải cử một thành viên của hộ gia đình làm người đại diện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Người đại diện của hộ gia đình phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.

1.3. Đối với pháp nhân

  • Là pháp nhân (trừ Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện) đang hoạt động hợp pháp và có trụ sở chính đặt tại địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

  • Người đại diện của pháp nhân tham gia thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc cá nhân được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền tham gia.

Ngoài ra, các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân cũng cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau để được kết nạp làm thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân:

  • Có đơn tự nguyện tham gia thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo mẫu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 và Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 29/2024/TT-NHNN;

  • Tán thành Điều lệ của Quỹ tín dụng nhân dân;

  • Góp đủ vốn góp theo quy định tại Điều 10 Thông tư 29/2024/TT-NHNN.

2. Một số nguyên tắc tham gia làm thành viên của Quỹ tín dụng nhân dân

  • Mỗi đối tượng nêu trên sẽ chỉ được tham gia là thành viên của 01 (một) Quỹ tín dụng nhân dân.

  • Hội đồng quản trị có trách nhiệm quyết định việc kết nạp thành viên và tổng hợp danh sách kết nạp trong kỳ báo cáo tại cuộc họp Đại hội thành viên gần nhất.

  • Điều kiện, thủ tục kết nạp thành viên phải được Quỹ tín dụng nhân dân quy định rõ ràng tại Điều lệ của Quỹ tín dụng.

Trên đây là điều kiện trở thành thành viên quỹ tín dụng nhân dân mới nhất theo quy định tại Thông tư số 29/2024/TT-NHNN.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?