Khi nào học sinh được chuyển trường? Nhà trường không đồng ý thì thế nào?

Phụ huynh đang có ý định chuyển trường cho con hãy theo dõi bài viết này để biết điều kiện chuyển trường là gì theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều kiện chuyển trường là gì?

Đối với trẻ mầm non, quy định về điều kiện chuyển trường không được quy định cụ thể tại các văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Theo đó, việc chuyển trường của trẻ em hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh và nhà trường.

Khi phụ huynh có yêu cầu chuyển trường thì nhà trường thường sẽ đồng ý.

Đối với học sinh tiểu học, tại điểm c khoản 2 Điều 36 Quy chế trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định:

Khi có ý kiến đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho nhà trường nơi chuyển đi. Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, hiệu trưởng trường nơi chuyển đi có trách nhiệm trả hồ sơ cho học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy để chuyển trường cho học sinh tiểu học, phụ huynh phải có đơn xin chuyển trường gửi cho nhà trường nơi chuyển đến. Nếu nhà trường nơi chuyển đến đồng ý nhận học sinh thì nhà trường nơi chuyển đi sẽ trả hồ sơ cho phụ huynh để làm thủ tục chuyển trường.

Đối với học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông, chuyển trường khi có lý do chính đáng là một trong những quyền của học sinh được ghi nhận tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông khi chuyển trường sẽ phải đảm bảo một số điều kiện:

- Đối với học sinh trung học cơ sở:

  • Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Phải nộp hồ sơ cho Hiệu trưởng nhà trường nơi đến xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

  • Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phải nộp hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nơi đến tiếp nhận và giới thiệu về trường theo nơi cư trú, kèm theo hồ sơ đã được kiểm tra.

- Đối với học sinh trung học phổ thông:

  • Chuyển trường trong cùng tỉnh, thành phố: Phải nộp hồ sơ cho Hiệu trưởng nhà trường nơi đến xem xét, giải quyết theo quy định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

  • Chuyển trường đến từ tỉnh, thành phố khác: Phải nộp hồ sơ cho Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kiểm tra hồ sơ và giới thiệu về trường.

- Việc chuyển trường được thực hiện khi kết thúc học kỳ I của năm học hoặc trong thời gian hè trước khi khai giảng năm học mới. Trường hợp ngoại lệ về thời gian do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông) nơi đến xem xét, quyết định.

Căn cứ Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT

Điều kiện chuyển trường là gì? Nhà trường không đồng ý thì sao?
Điều kiện chuyển trường là gì? Nhà trường không đồng ý thì sao? (Ảnh minh họa)

Nhà trường không đồng ý cho chuyển trường thì thế nào?

Yêu cầu chuyển trường là một trong những quyền của trẻ em, học sinh. Tuy nhiên, nếu không có lý do chính đáng hoặc tình hình hình thực tế không cho phép thì có thể nhà trường nơi chuyển đến sẽ không đồng ý nhận học sinh.

Khi không có sự đồng ý của nhà trường nơi chuyển đến thì nhà trường nơi đang theo học cũng không đồng ý cho học sinh chuyển trường. Học sinh không thể thực hiện thủ tục chuyển trường.

Trường hợp nhà trường nơi chuyển đến đồng ý nhận học sinh thì nhà trường nơi học sinh đang theo học thường sẽ cho học sinh chuyển trường.

Trên đây là nội dung giải đáp về: Điều kiện chuyển trường là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp là gì? Định hướng, tầm nhìn phát triển công nghiệp đến 2030

Công nghiệp là gì? Định hướng, tầm nhìn phát triển công nghiệp đến 2030

Công nghiệp là gì? Định hướng, tầm nhìn phát triển công nghiệp đến 2030

Công nghiệp là ngành có đóng góp lớn vào tổng tỷ trọng GDP của nước ta. Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại và bền vững. Nhận thức được vấn đề, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn công nghiệp là gì, định hướng, tầm nhìn phát triển đến năm 2030 - 2045.