Nhà trọ cần đáp ứng điều kiện gì về phòng cháy, chữa cháy?

Nếu quan tâm đến điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ, hãy theo dõi bài viết này để nắm được quy định hiện hành của pháp luật.

Nhà trọ là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy, chữa cháy theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 50/2024/NĐ-CP, là cơ sở có nguy hiểm hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 50. Trong đó:

Nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3  là cơ sở thuộc diện quản lý của ủy ban nhân dân cấp xã (theo Phụ lục III Nghị định 50).

Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên là cơ sở thuộc diện quản lý của cơ quan công an (theo Phụ lục IV Nghị định 50).

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ trên 05 tầng

Nhà trọ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng;

- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ (Ảnh minh họa)

Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ dưới 05 tầng

Nhà trọ cao dưới 05 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3 phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy sau đây:

- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy;

- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.

Trên đây là quy định về: Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

OEM là gì? Hàng OEM khác hàng chính hãng như thế nào?

Khi đi mua sắm hàng hóa, hẳn là bạn đã từng nghe hoặc nhìn thấy qua từ OEM. Vậy, OEM là gì? Hàng OEM khác mặt hàng thông thường ở điểm nào? Hãy đọc bài viết sau để hiểu thêm về thuật ngữ này nhé.