Điều dưỡng là gì? Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh

Điều dưỡng là nghề có tiềm năng rất lớn trong tương lai. Vậy điều dưỡng là gì? Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng với người bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Điều dưỡng là gì?

Trong Thông tư số 31/2021/TT-BYT về việc quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện nêu rằng:

“Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe”

Điều dưỡng là một nghề riêng biệt trong hệ thống y tế có nhiệm vụ chăm lo, chăm sóc, quan tâm và bảo vệ người bệnh cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Một người điều dưỡng có thể tham gia vào các hoạt động như chẩn đoán, theo dõi tình hình cũng như điều trị cho bệnh nhân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm lo cho người bệnh về mặt thể chất và tinh thần (Ảnh minh hoạ)

2. Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng 

Điều 6 của Thông tư 31/2021/TT-BYT cho thấy điều dưỡng cần thực hiện các biện pháp chăm sóc bao gồm:

Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt 

Điều dưỡng viên luôn quan sát, đo thân nhiệt và đáp ứng kịp thời nhu cầu tuần hoàn, hô hấp cho bệnh nhân. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở người bệnh như khó thở, đau lồng ngực khi hít vào, huyết áp tăng cao, buồn nôn,...thì phải có những kỹ năng sơ cứu khẩn cấp và báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên môn để kịp thời can thiệp.

Đo thân nhiệt theo dõi tình trạng của bệnh nhân (Ảnh minh hoạ)

Chăm sóc dinh dưỡng 

Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu trong quá trình hồi phục của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, suy dinh dưỡng làm chậm quá trình làm lành vết thương, giảm chức năng miễn dịch, có nguy cơ gây biến chứng xấu trong cơ thể và rất có thể dẫn tới tử vong nếu tình trạng xảy ra lâu dài.

Điều dưỡng viên cần tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn, uống theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, theo dõi sự dung nạp, thích ứng, hài lòng của người bệnh với chế độ dinh dưỡng đó và báo cáo lại tình trạng bệnh nhân cho bác sĩ để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình hồi phục của bệnh nhân (Ảnh minh hoạ)

Dinh dưỡng đủ sẽ giúp cho quá trình chữa bệnh được rút ngắn, người bệnh phục hồi nhanh hơn và mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi

Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, điều dưỡng viên cần phải giữ một chế độ sinh hoạt điều độ cho bệnh nhân, cụ thể là thời gian ngủ và nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Giấc ngủ đóng vai trò một phần trong quá trình hồi phục sức khỏe. Ngủ là khoảng thời gian não bộ được nghỉ ngơi, trạng thái cơ thể trở lại mức cân bằng cần thiết. Nếu người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc ngủ không đúng cách, bệnh nhân dễ bị căng thẳng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung.

Giấc ngủ giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn (Ảnh minh hoạ)

Điều dưỡng viên nên kết hợp với những biện pháp nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục nhẹ để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà sẽ có những biện pháp nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc, liên tục cập nhật tình hình người bệnh để bác sĩ nắm bắt được tính hình.

Chăm sóc vệ sinh cá nhân 

Thường xuyên theo dõi, thực hiện và hỗ trợ người bệnh trong việc vệ sinh răng miệng, thân thể; thay ga, chăn, gối, màn hay những vật dụng người bệnh hay tiếp xúc để tránh vi khuẩn gây hại lâu ngày có thể bám và tích tụ vào đó. Điều dưỡng cũng cần theo dõi chế độ tiểu tiện của bệnh nhân, nếu thấy bất thường trong việc bài tiết thì báo cáo cho bác sĩ để can thiệp.

Vệ sinh cho người bệnh để tránh vi khuẩn tích tụ và xâm nhập (Ảnh minh hoạ)

Chăm sóc tinh thần

Ngoài những chăm sóc về mặt thể chất như ăn uống, vệ sinh thì tâm lý tinh thần cũng làm một yếu tố quan trọng cần phải chú ý đặc biệt. Người chăm sóc cần tạo một không gian thân thiện tạo cảm giác an toàn và yên tâm cho người bệnh.

Cần thiết lập một bầu không khí vui vẻ, lạc quan bằng những cử chỉ như hỏi han, động viên người bệnh. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, tin tưởng và dễ dàng phối hợp với lộ trình khám bệnh của bác sĩ. Tôn trọng ý kiến, tín ngưỡng, tôn giáo, niềm tin của người bệnh, được phép tạo điều kiện để bệnh nhân thực hiện tín ngưỡng trong mức cho phép.

Tinh thần vui vẻ, lạc quan giúp bệnh nhân có thêm động lực chữa bệnh (Ảnh minh hoạ)

Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật 

Thực hiện thuốc và các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sĩ và trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng.

Thực hiện thuốc cho người bệnh (Ảnh minh hoạ)

Phục hồi chức năng cho người bệnh

Phục hồi chức năng là quá trình hồi phục lại những tổn thương mà các cơ quan, bộ phận của người bệnh đã mắc phải trong thời gian mắc bệnh. Từ đó, giúp bệnh nhân lấy lại khả năng hoạt động của bộ phận đó và trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Phục hồi chức năng giúp người bệnh nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường (Ảnh minh hoạ)

Điều dưỡng viên cần phối hợp với bác sĩ, nhân viên phục hồi chức năng để có thể hướng dẫn, chỉ định và thao tác những hành động cần thiết để phục hồi cho người bệnh. Thực hiện một số các kỹ thuật để tối ưu khả năng phát triển, giảm thiểu khả năng xuất hiện của các tổn thương khác và khuyết tật có thể gây nên.

Quản lý người bệnh 

Người điều dưỡng cần tổng hợp, thống kê những sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của người bệnh để dễ dàng theo dõi và nắm bắt cụ thể tình hình của bệnh nhân theo từng ngày. Thực hiện đầy đủ số lượng, các bệnh lý, vấn đề cần quan tâm của người bệnh, nhất là thời điểm giữa các ca trực.

Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình người bệnh (Ảnh minh hoạ)

Truyền thông, giáo dục sức khỏe

Truyền thông, giáo dục sức khỏe là rất quan trọng cho người bệnh. Hoạt động này cần sự phối hợp, hướng dẫn của các chuyên viên y tế về các kiến thức bệnh tật, cách chăm sóc hiệu quả, kiểm soát dinh dưỡng, phục hồi chức năng.

Ngoài ra, những buổi truyền thông giáo dục cũng có thể giúp người không mắc bệnh biết và phòng ngừa, tránh nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm sau này.

3. Phân cấp chăm sóc người bệnh như thế nào? 

Theo Điều 4 của Thông tư 31/2021/TT-BYT, người bệnh sẽ được chia thành 3 cấp. Tùy từng cấp sẽ có yêu cầu về việc chăm sóc điều dưỡng khác nhau:

Chăm sóc cấp I

Người bệnh trong tình trạng nặng, nguy kịch không tự thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày hoặc do yêu cầu chuyên môn không được vận động phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng.

Chăm sóc cấp II

Người bệnh trong tình trạng nặng, có hạn chế vận động một phần vì tình trạng sức khỏe hoặc do yêu cầu chuyên môn phải hạn chế vận động, phụ thuộc phần nhiều vào sự theo dõi, chăm sóc của điều dưỡng khi thực hiện các hoạt động cá nhân hằng ngày.

Chăm sóc cấp III

Người bệnh có thể vận động, đi lại không hạn chế và tự thực hiện được tất cả hoặc hầu hết các hoạt động cá nhân hằng ngày dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng.

Điều dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu điều dưỡng là gì? theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?