Tội làm giả con dấu, tài liệu theo Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015

Hiện nay có nhiều hình thức lừa gạt có sự đầu tư, chuẩn bị phức tạp. Trong đó, thực trạng làm giả con dấu, tài liệu là không hiếm xảy ra. Pháp luật quy định tội này tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015.
Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015
Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 (Ảnh minh họa)

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ khác được hiểu là hành vi làm giả con dấu, tài liệu hay bất kỳ giấy tờ nào khác của một cơ quan, tổ chức nhất định (có thể có hoặc không mục đích thực hiện).

Cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu
Cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu (Ảnh minh họa)

- Khách thể: Xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và xâm phạm đến sự hoạt động bình thường cũng như uy tín của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức khác.

- Mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức:

  • Người phạm tội là người không có thẩm quyền cấp các tài liệu, giấy tờ, làm con dấu nhưng đã làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đó bằng những cách thức nhất định.
  • Việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác có thể là làm giả toàn bộ hoặc chỉ làm giả một tài liệu (tiêu đề, con dấu, chữ ký, nội dung…).

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ được xác định là hoàn thành kể từ thời điểm cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền làm ra được tài liệu con dấu, giấy tờ, con dấu của một cơ quan, tổ chức xác định nào đó.

- Mặt chủ quan:

  • Lỗi cố ý trực tiếp.

  • Mặt chủ quan của Tội danh này bắt buộc phải có mục đích của việc làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác (có thể nhằm mục đích lừa dối, gian lận,... hoặc không nhằm mục đích nào)

- Chủ thể: Người phạm tội đủ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Lưu ý: Trong trường hợp Người có hành vi vi phạm có hành vi làm giả con dấu, tài liệu để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác, thì nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả 2 tội danh.

Ví dụ: Tham khảo hướng dẫn thực hiện Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Điều 9 của Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP thì nếu cá nhân/tổ chức nào vi phạm quy định xuất cảnh hoặc có hành vi mô giới, tổ chức xuất cảnh trái phép mà còn có hành vi làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ thì nếu có đủ yếu tố cấu thành thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự cả 2 tội về việc làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức & tội vi phạm quy định xuất cảnh.

3. Khung hình phạt Tội làm giả con dấu, tài liệu

Hiện nay, 03 khung hình phạt Tội làm giả con dấu, tài liệu được quy định cụ thể tại Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung bởi Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017) như sau:

- Khung 1: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu hoặc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

- Khung 2: Phạt tù từ 02 năm - 05 năm nếu có tình tiết định khung tăng nặng như sau:

  • Làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ khác 02 lần trở lên;
  • Làm giả từ 02 - 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng tài liệu, con dấu, giấy tờ khác giả để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng/tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10 triệu - dưới 50 triệu đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm

- Khung 3: Bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu có tình tiết định khung tăng nặng như sau:

  • Làm giả 06 tài liệu, con dấu, giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ khác được làm giả để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm trọng;
  • Từ việc làm giả con dấu, tài liệu, giấy tờ đã thu lợi bất chính mức 50 triệu trở lên.

Ngoài ra, cá nhân/tổ chức phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung từ 5 - 50 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu thành và khung hình phạt Tội làm giả con dấu, tài liệu theo Điều 341 Bộ Luật hình sự 2015.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?

Hiện nay, tổ chức tài chính vi mô đã đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác. Vậy tổ chức tài chính vi mô là gì? Ai được vay vốn tại tổ chức tài chính vi mô?