Điểm sàn, điểm chuẩn là gì? Ảnh hưởng thế nào đến thí sinh?

Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), các trường đại học sẽ lần lượt công bố điểm sàn, điểm chuẩn. Vậy điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? 

1. Điểm sàn là gì? 

Điểm sàn là điểm tối thiểu thí sinh phải đạt được để các trường Đại học hay Cao đẳng lấy làm cơ sở xét tuyển sinh.

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quy định mức điểm sàn đối với các ngành đào tạo giáo viên, y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dược học, điều dưỡng, hộ sinh, dinh dưỡng… đào tạo trình độ đại học.

Vì vậy, các trường có đào tạo những ngành trên phải xây dựng phương án tuyển sinh dựa trên ngưỡng điểm sàn được Bộ Giáo quy định.

Đối với những nhóm ngành khác, các trường có thể tự xác định điểm sàn và đưa ra mức điểm sàn dựa vào chỉ tiêu xét tuyển cũng như điểm thi của thí sinh.

Điểm sàn thường được tổng hợp trên cơ sở điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm trước nên chỉ mang tính chất tham khảo.

2. Điểm chuẩn là gì?

Điểm chuẩn hay thường được gọi là điểm trúng tuyển là mức điểm thí sinh cần đạt được để đủ điều kiện trúng tuyển vào ngành học của trường đăng ký xét tuyển.

Tuy nhiên, ở một số trường đại học có số lượng thí sinh đăng ký lớn vượt quá chỉ tiêu sẽ áp dụng các tiêu chí phụ để xét các thí sinh có điểm thi bằng đúng với điểm chuẩn và ở cuối danh sách xét tuyển.

Thông thường, các trường sẽ công bố điểm chuẩn sau khi kết thúc đợt điều chỉnh nguyện vọng.

diem san la gi diem chuan la gi

3. Điểm sàn và điểm chuẩn có gì khác nhau?

- Về thời điểm công bố:

+ Điểm sàn sẽ công bố trước hoặc trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh;

+ Điểm chuẩn được các trường công bố sau khi đã kết thúc thời gian điều chỉnh nguyện vọng.

- Tính chất:

+ Điểm sàn mang tính tham khảo để đăng ký vào các ngành, các trường. Thí sinh có điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

+ Điểm chuẩn là điều kiện để trúng tuyển vào ngành học, trường học mà thí sinh đã đăng ký.

- Trong nhiều trường hợp, điểm chuẩn thường cao hơn điểm sàn.

4. Điểm sàn, điểm chuẩn có ảnh hưởng gì với thí sinh?

Các trường sẽ lựa chọn thí sinh trúng tuyển và công bố điểm chuẩn dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh và điểm số của thí sinh đã đăng ký. Vì vậy, thí sinh cần nghiên cứu kỹ điểm sàn năm tuyển sinh và điểm chuẩn các năm trước để đăng ký nguyện vọng phù hợp.

Điểm xét tuyển của thí sinh càng cao hơn điểm sàn thì thí sinh càng có nhiều cơ hội trúng tuyển.

Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng lần cuối, thí sinh có thể so sánh điểm chuẩn của ngành mình muốn xét tuyển ở các năm trước với điểm thi thực tế để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển hợp lý.

5. Cách tính điểm xét tuyển đại học

5.1. Công thức tính điểm xét tuyển đại học

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, có thể tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

Theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, điểm ưu tiên xét tuyển đại học bao gồm: Điểm ưu tiên theo khu vực và điểm ưu tiên theo chế độ chính sách.

5.2. Điểm ưu tiên theo khu vực

Khu vực

Mô tả khu vực

Điểm ưu tiên

Khu vực 1 (KV1)

-Xã khu vực I, II, III và xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

0,75 điểm

Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT)

Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

0,5 điểm

Khu vực 2 (KV2)

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).

0,25 điểm

Khu vực 3 (KV3)

Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Không được cộng điểm

5.3. Điểm ưu tiên đại học theo đối tượng chính sách

Sau đây là nhóm các đối tượng chính sách được cộng điểm ưu tiên theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học 2022:

Đối tượng

Mô tả đối tượng, điều kiện

Điểm ưu tiên

Nhóm ưu tiên 1

01

Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số trong thời gian học trung học phổ thông hoặc trung cấp thường trú trên 18 tháng tại Khu vực 1.

Cộng 02 điểm

02

Công nhân trực tiếp sản xuất đã làm việc liên tục từ 05 năm trở lên, có ít nhất 02 năm là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh trở lên và được cấp bằng khen.

03

- Thương binh, bệnh binh, người có "Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định.

04

- Thân nhân liệt sĩ;

- Con thương binh, bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Con của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng Lao động thời kỳ kháng chiến;

- Con của người hoạt động kháng chiến mà bị dị dạng, dị tật do chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Nhóm ưu tiên 2

05

- Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12 tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng ở khu vực khác;

- Chỉ huy phó, Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt, Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở.

Thời hạn tối đa được hưởng ưu tiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày đăng ký xét tuyển.

Cộng 01 điểm

06

- Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có nơi thường trú ở ngoài khu vực đã thuộc đối tượng 01;

- Con thương binh, bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

- Con của người hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%.

07

- Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Lao động ưu tú từ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên được công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân, được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo;

- Giáo viên đã giảng dạy đủ 03 năm trở lên dự tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên;

- Y tá, dược tá, hộ lý, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, người có bằng trung cấp Dược đã công tác đủ 03 năm trở lên dự tuyển vào đúng ngành tốt nghiệp thuộc lĩnh vực sức khỏe.

Trên đây là giải đáp về: Điểm sàn là gì? Điểm chuẩn là gì? Nếu bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là gì? Những lợi ích quan trọng của mạng máy tính

Mạng máy tính là thuật ngữ được sử dụng phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống, xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng thật sự hiểu mạng máy tính là gì? Trong bài viết này, LuatVietnam sẽ làm rõ mạng máy tính là gì và các vấn đề khác có liên quan đến mạng máy tính.