6 điểm mới khi vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Sau đây là các điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP vừa được chính ban hành ngày 07/11/2023. Nghị định này sẽ sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước kể từ ngày 22/12/2023.

1. Sửa điều kiện vay vốn tạo cơ hội cho nhiều khách hàng

Để tạo điều kiện thuận lợi, mở rộng cơ hội vay vốn cho các chủ đầu tư dự án thuộc Danh mục vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Chính phủ đã tiến hành sửa đổi một số điều kiện cho vay như sau:

- Khách hàng có dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả; có khả năng tài chính để trả nợ tại thời điểm xem xét, quyết định cho vay.

Trước đó Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định: Dự án đầu tư xin vay vốn được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, có khả năng trả được nợ vay.
- Vốn chủ sở hữu tham gia trong quá trình thực hiện dự án tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), mức cụ thể do Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định phù hợp với khả năng tài chính của chủ đầu tư và phương án trả nợ của dự án.

Trước đó Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định: Quy định về việc loại trừ điều kiện này đối với các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định cho vay.

Trước đó Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định: Khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay.

- Bỏ điều kiện mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản bảo đảm tiền vay.

Theo đó, khi vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng không cần phải mua bảo hiểm khoản vay.

- Bỏ điều kiện khách hàng thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khách hàng không hạch toán, báo cáo tài chính và kiểm toán hằng năm vẫn được xem xét vay tín dụng đầu tư của nhà nước.
Điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP
Những điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP (Ảnh minh họa)

2. Quy định mới về các trường hợp được vay vốn vượt giới hạn

Đây là quy định hoàn toàn mới được ghi nhận tại Nghị định 78/2023/NĐ-CP. Cụ thể, theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP quy định, khách hàng vay vốn, dự án được Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng; không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn; có hệ số nợ phải trả không quá 03 lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý/năm đã được kiểm toán của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

(2) Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện dự án có ý nghĩa quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân, thuộc các ngành, lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng trong từng thời kỳ hoặc để thực hiện các chương trình, dự án được Quốc hội hoặc Thủ tướng chủ trương đầu tư.

3. Thay đổi cách xác định giới hạn cho vay

Nếu như trước đó, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) được tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì từ ngày 22/12/2023, tổng dư nợ cấp tín dụng sẽ được xác định lại dựa trên vốn tự có và số dư trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn còn lại từ 05 năm trở lên.

Tuy nhiên, tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP vẫn không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan.

4. Điều chỉnh về thời hạn cho vay tín dụng của Ngân hàng VDB

Đây là một trong những điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP đáng chú ý. Theo đó, Nghị định 78/2023/NĐ-CP đã bỏ giới hạn về thời hạn cho vay tối đa.

Cụ thể, quy định mới cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định thời hạn cho vay đối với từng dự án căn cứ vào kết quả thẩm định dự án, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hồi vốn của từng dự án và khả năng trả nợ của khách hàng.

Trước đó, Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định, thời hạn cho vay là không quá 12 năm, riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A thì thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm. Đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn tối đa thì Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Điều chỉnh thời hạn cho vay vốn đầu tư của nhà nước
Điều chỉnh thời hạn cho vay vốn đầu tư của nhà nước (Ảnh minh họa)

5. Thay đổi mức lãi suất vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

So với quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP, cách tính lãi suất cũng như việc công bố lãi suất tại Nghị định 78/2023/NĐ-CP đã sự điều chỉnh. Cụ thể như sau:

Nghị định 32/2017/NĐ-CP

Nghị định 78/2023/NĐ-CP

Cách tính lãi suất

Lãi suất

=

Mức lãi suất bình quân gia quyền của các mức lãi suất trúng thầu trái phiếu VDB được Chính phủ bảo lãnh kỳ hạn 05 năm trong 01 năm trước thời điểm công bố lãi suất

+

Tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động và dự phòng rủi ro

Mức lãi suất do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định, đảm bảo nguyên tắc đủ bù đắp chi phí huy động vốn, chi hoạt động bộ máy và chi phí trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ vay được ký hợp đồng tín dụng kể từ 22/12/2023 nhưng không thấp hơn 85% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ.

Công bố lãi suất

Định kỳ vào ngày cuối cùng của quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định và công bố mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Trước ngày 25/01hằng năm, Ngân hàng Nhà nước có văn bản cung cấp số liệu lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng thương mại trong nước trong cùng thời kỳ để Bộ Tài chính cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chậm nhất sau 06 ngày làm việc tiếp theo Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định mức lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước

6. Bỏ giới hạn về tổng thời gian gia hạn nợ

Trước đó, Nghị định 32/2017/NĐ-CP quy định, tổng thời gian gia hạn nợ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước do Ngân hàng Phát triển Việt Nam quyết định không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay tối đa.

Tuy nhiên, nội dung này đã bị thay thế bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 78/2023/NĐ-CP. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quyền xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và kết quả đánh giá của Ngân hàng Phát triển Việt Nam về khả năng trả nợ của khách hàng mà không bị giới hạn về thời hạn gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thời gian để trả nợ.

Trên đây là những điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch

Thông tư 27/2024/TT-BCT hướng dẫn tiêu chí đánh giá hồ sơ mời thầu dự án đầu tư công trình năng lượng sạch (cụ thể bao gồm công trình năng lượng tái tạo, nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên, LNG). Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025

Theo quy định mới, các ứng dụng Online Banking bắt buộc phải tích hợp những tính năng bảo mật và tiện ích vượt trội. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho thông tin tài chính của bạn mà còn mang đến những trải nghiệm giao dịch nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết. Vậy, các chức năng bắt buộc của phần mềm ứng dụng Online Banking từ năm 2025 gồm những gì?

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.