Điểm mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh từ 01/7/2024

Thông tư 19/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2023/TT-NHNN có đề cập nhiều điểm mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh. Cùng theo dõi chi tiết tại bài viết dưới đây.

1. Sửa đổi, bổ sung về mục đích vay nước ngoài

Ngoài những mục đích vay nước ngoài đã được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, khoản 4 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm 01 mục đích vay của bên đi vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài.

Theo đó, bổ sung thêm mục đích vay nhằm thanh toán cho bên thụ hưởng thông qua ngân hàng hoàn trả trong nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thư tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.

Ngoài ra, các khoản vay nhằm mục đích trên, bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài sẽ không phải thực hiện việc chứng minh mục đích vay nước ngoài.

Các trường hợp còn lại quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài vẫn phải chứng minh mục đích vay nước ngoài qua các hình thức sau:

- Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN

Hình thức này được sử dụng trong trường hợp vay để thực hiện mục đích bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay.

Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài gồm:

  • Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;

  • Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;

  • ​Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;

  • Mục đích vay nước ngoài: thông tin về (các) nhóm khách hàng dự kiến được cấp tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài, lãi suất cho vay dự kiến, thời hạn cho vay dự kiến;

  • Quy mô vay vốn nước ngoài;

  • Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài.

- Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN

Hình thức này được sử dụng trong trường hợp vay để thực hiện mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.

Nội dung cơ bản của Phương án cơ cấu nợ gồm:

  • Thông tin về bên đi vay nước ngoài:
  • Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu
  • Thông tin về khoản vay nước ngoài mới
  • Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;

2. Bổ sung quy định về khoản vay nước ngoài để thanh toán hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 

Khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã bổ sung Điều 5a quy định về mục đích của khoản vay nước ngoài trong trường hợp thanh toán hợp đồng nhập khẩu hàng hóa đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điểm mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (Ảnh minh họa)

Trong đó, có 02 mục đích vay nước ngoài để thanh hợp đồng nhập khẩu hàng hóa như sau:

* Khoản vay nước ngoài để thanh toán hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm phục vụ thực hiện dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:

Trong trường hợp này, mục đích vay nước ngoài của bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định dựa trên các căn cứ sau:

  • Thực hiện dự án đầu tư hoặc

  • Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay.
Ngoài ra, bên đi vay được loại trừ dư nợ vay trung dài hạn nước ngoài bằng hàng phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm khi tính toán giới hạn vay nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

* Khoản vay ngoài để thanh toán hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 

Trong trường hợp này, các khoản vay sẽ bao gồm cả việc trả nợ bắt buộc đối với ngân hàng phát hành và thực hiện theo thư tín dụng được phát hành bởi ngân hàng phát hành.

3. Sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng 

Hiện hành, các giao dịch vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng được thực hiện theo quy trình giao dịch của Thông lệ quốc tế, trong khi các giao dịch này có các đặc thù riêng.

Trên cơ sở đó, Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã bổ sung, chỉnh sửa một số quy định liên quan đến khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ngân hàng phát hành), cụ thể:

(i) Bổ sung khái niệm “Khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng”

Khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã bổ sung thêm khoản 9 Điều 3 quy định Giải thích từ ngữ về khoản vay phát sinh khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng.

Khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ngân hàng phát hành) là khoản vay hình thành từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thư tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.

Khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng (Ảnh minh họa)

(ii) Bổ sung quy định về thỏa thuận vay nước ngoài 

Khoản 3 Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-NHNN (sửa đổi Điều 9 Thông tư 08/2023/TT-NHNN) đã bổ sung quy định cho phép áp dụng việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài đối với khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(iii) Sửa đổi giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Thông tư 19/2024/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung Điều 15 về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải đáp ứng điều kiện về giới hạn vay nước ngoài ngắn hạn.

Việc bổ sung quy định riêng đối với các khoản vay nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng sẽ đảm bảo phù hợp với bản chất của giao dịch vay nước ngoài dựa trên nền của một giao dịch thương mại có bộ chứng từ và thông tin cụ thể của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

Trên đây là những nội dung nổi bật về: Điểm mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.