5 quy định mới về cung cấp, khai thác thông tin nợ xấu trên CIC

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 15/2023/TT-NHNN với nhiều nội dung mới nổi bật liên quan đến việc cung cấp, khai thác thông tin trên CIC. Sau đây là 05 điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng được áp dụng từ 01/01/2025.

1. Ngân hàng phải cung cấp 9 thông tin tín dụng cho CIC 

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 15/2023/TT-NHNN quy định, tổ chức tín dụng phải cung cấp cho CIC toàn bộ Hệ thống chỉ tiêu thông tin tín dụng bao gồm:

(1) Thông tin định danh về khách hàng vay;

(2) Thông tin về người có liên quan của khách hàng vay (đang được cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho khách hàng vay) (bổ sung mới);

(3) Thông tin về cho vay và các hoạt động cấp tín dụng khác;

(4) Thông tin về thẻ tín dụng;

(5) Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng);

(6) Thông tin về biện pháp bảo đảm cấp tín dụng;

(7) Thông tin về hoạt động xử lý nợ xấu nội bảng (bổ sung mới);

(8) Thông tin ngoại bảng (bổ sung mới);

(9) Báo cáo tài chính năm (theo báo cáo tài chính đã nộp cho cơ quan Thuế hoặc báo cáo tài chính đã được kiểm toán) của khách hàng vay là doanh nghiệp.

Theo Thông tư mới, tần suất cung cấp thông tin của một số ngân hàng cũng có sự điều chỉnh. Thay vì cung cấp dữ liệu phát sinh trong tháng chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của tháng liền kề, Ngân hàng Chính sách xã hội phải cung cấp định kỳ 02 lần/tháng, còn quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô cung cấp thông tin định kỳ 01 lần/tháng.

2. Khách vay đồng ý thì tổ chức tự nguyện mới được cung cấp thông tin

Đây là một điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng đáng được chú ý.

Theo Thông tư 15/2023/TT-NHNN, tổ chức tự nguyện là tổ chức có hợp đồng trao đổi thông tin với CIC trên nguyên tắc tự nguyện cam kết cung cấp thông tin tín dụng và sử dụng dịch vụ thông tin tín dụng, bao gồm:

- Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ bảo lãnh tín dụng, tổ chức thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;

- Doanh nghiệp có chức năng mua bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản;

- Tổ chức cung cấp dịch vụ cho vay, bảo hiểm bảo lãnh, cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, để có thể cung cấp thông tin tín dụng cho CIC, các tổ chức tự nguyện cũng phải đảm bảo có sự đồng ý của khách hàng vay về việc cung cấp thông tin tín dụng cho CIC theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 15/2023/TT-NHNN.

Trường hợp cung cấp thông tin tín dụng cho CIC mà không có sự đồng ý của khách hàng vay, tổ chức tự nguyện có thể bị phạt tiền từ 40 đến 80 triệu đồng và bị đình chỉ việc thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng (theo điểm b khoản 3 Điều 3 và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Các điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng
Các điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng (Ảnh minh họa)

3. Tạm dừng việc khai thác thông tin trên CIC đối với các vi phạm

Theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về nguyên tắc; an toàn, bảo mật thông tin tín dụng; các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng và các quy định khác của pháp luật đều sẽ bị tạm dừng quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng theo hợp đồng thỏa thuận với CIC mà không xét đến tính chất, mức độ vi phạm.

Quy định này có thể nói là khắt khe hơn so với quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN. Bởi hiện nay, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị hạn chế một phần, tạm dừng trong một thời gian hoặc ngừng vĩnh viễn quyền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng.

4. Khách hàng vay được khai thác miễn phí thêm nhiều thông tin từ CIC

Với quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 15/2023/TT-NHNN, từ ngày 01/01/2025, khách hàng vay sẽ được khai thác miễn phí thêm nhiều thông tin tín dụng trên CIC bao gồm:

- Thông tin mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (không bao gồm tổ chức tín dụng).

- Thông tin ngoại bảng.

Trong đó, các thông tin này cũng bị giới hạn số lần khai thác miễn phí là 01 lần/năm.

5. CIC phải sửa dữ liệu sai sót trong 3 ngày làm việc khi ngân hàng yêu cầu

Đây cũng là nội dung hoàn toàn mới được ghi nhận tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 15/2023/TT-NHNN.

Theo đó, trường hợp tổ chức tín dụng, tổ chức tự nguyện phát hiện dữ liệu tại CIC có sai sót thì tiến hành thông báo qua hệ thống điện tử hoặc gửi bằng văn bản đề nghị CIC điều chỉnh thông tin.

Nếu CIC xác minh sai sót do CIC thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày xác minh sai sót, CIC phải thực hiện điều chỉnh dữ liệu theo yêu cầu.

Trên đây là 05 điểm mới tại Thông tư 15/2023/TT-NHNN về hoạt động thông tin tín dụng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là gì? “Điểm mặt” những mặt hàng được quy định giá trần

Giá trần là một trong những công cụ của Nhà nước để can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về giá trần là gì cũng như những mặt hàng nào được quy định giá trần hiện nay chưa. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!