Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN về hoạt động cho vay

Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung loạt quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Sau đây là một số điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN áp dụng từ ngày 01/9/2023.

1. Bổ sung 4 nhu cầu về vốn không được cho vay

Đối với các nhu cầu về vốn không được cho vay tại các tổ chức tín dụng, Thông tư 06/2023/TT-NHNN bổ sung 04 trường hợp mới:

- Vay để gửi tiền.

- Vay để thanh toán tiền mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

- Vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng hợp tác đầu tư, góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định cho vay.

- Vay để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng được đủ các điều kiện sau:

  • Khách hàng đã ứng vốn để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án kinh doanh phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm quyết định cho vay;

  • Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án kinh doanh đó.

Ngoài ra, các nhu cầu về vốn không được cho vay đã áp dụng trước đây tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN vẫn tiếp tục thực hiện là:

- Vay để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

- Vay để thanh toán chi phí, đáp ứng nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.

- Vay để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.

- Vay để mua vàng miếng.

- Vay để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Vay để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện:

  • Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

  • Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN về hoạt động cho vay (Ảnh minh họa)

2. Cá nhân được vay tiền online không quá 100 triệu đồng

Đối với hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử hay còn gọi là cho vay online, Thông tư 06 bổ sung loạt quy định về:

- Nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử

- Nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng

- Dư nợ cho vay

- Hồ sơ đề nghị vay vốn

- Thẩm định và quyết định cho vay

- Thỏa thuận cho vay

- Lưu giữ hồ sơ cho vay

- Phương tiện thanh toán được sử dụng để giải ngân vốn cho vay

Đáng chú ý, Thông tư 06 quy định rõ dư nợ cho vay đối với một khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống không được vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng.

Khách hàng là cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống được giải ngân vốn cho vay vào tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống mà khách hàng cam kết.

3. Cho phép trả nợ bằng đồng tiền khác đồng tiền cho vay

Trước đây, khoản 2 Điều 11 Thông tư 39 chỉ quy định đồng tiền trả nợ là đồng tiền cho vay của khoản vay.

Tuy nhiên Thông tư 06 đã bổ sung vào điều khoản này trường hợp tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận trả nợ bằng đồng tiền khác phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

4. Giải thích cụ thể hơn về thỏa thuận lãi suất cho vay ngắn hạn

Quy định về thỏa thuận lãi suất cho vay ngắn hạn tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39 được sửa đổi, bổ sung theo hướng giải thích cụ thể hơn như sau:

Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

- Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thương mại;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật Công nghệ cao.

Điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN về hoạt động cho vay (Ảnh minh họa)

5. Bổ sung quy định về trả nợ gốc và lãi với khoản vay quá hạn

Trước đây khoản 4 Điều 18 Thông tư 39 chỉ quy định, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.

Với điều khoản này, Thông tư 06 bổ sung nội dung mới hướng dẫn về khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn.

Theo đó, tổ chức tín dụng thu nợ khoản nợ vay có một hoặc một số kỳ hạn trả nợ bị quá hạn theo thứ tự: Thu nợ gốc đã quá hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả, thu nợ gốc đến hạn, thu nợ lãi trên nợ gốc mà đến hạn chưa trả.

6. Phong tỏa khoản vay đảm bảo nghĩa vụ đến khi chấm dứt nghĩa vụ

Đây là quy định mới bổ sung về thỏa thuận cho vay. Theo đó, đối với trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, tổ chức tín dụng sẽ phong tỏa số tiền giải ngân vốn tại tổ chức tín dụng cho vay cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm.

Trên đây là các điểm mới đáng chú ý tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN về hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng. Nếu có vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 19006192  để được giải đáp.

Tham gia group Zalo của LuatVietnam để cập nhật các văn bản mới nhất về Tài chính, Ngân hàng: Zalo - VBPL - Tài chính, Ngân hàng
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.