Đi nghĩa vụ Công an có được làm Công an không?

Người đi nghĩa vụ Công an phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện gì, liệu hết thời gian phục vụ có được bước chân vào ngành Công an hay không là những câu hỏi được rất nhiều người dân thắc mắc. Hãy cùng LuatVietnam tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Đi nghĩa vụ công an có được làm Công an không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, người đi nghĩa vụ Công an hoàn toàn có thể bước chân vào ngành Công an.

Cụ thể, Điều 9 Nghị định 70/2019/NĐ-CP quy định:

- Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có thời gian phục vụ tại ngũ từ 15 đến dưới 24 tháng (tính đến thời điểm dự thi), kết quả phân loại hằng năm đạt hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự tuyển vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh Công an nhân dân, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

- Đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ không thuộc trường hợp trên, hết thời hạn phục vụ tại ngũ mà có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định của Bộ Công an. Việc xét tuyển đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.

2. Đối tượng được đi nghĩa vụ Công an

Theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP cũng quy định về đối tượng tuyển chọn tham gia nghĩa vụ Công an như sau:

1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Như vậy, trong độ tuổi nhập ngũ theo quy định, để được đi công an nghĩa vụ, công dân cần đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Đối với công dân nữ, ngoài những điều kiện trên, cần phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân.

Đi nghĩa vụ Công an có được làm Công an không? (Ảnh minh họa)

3. Tiêu chuẩn đi nghĩa vụ Công an

Điều 5 Nghị định 70/2019 quy định, công dân được tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ Công an khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Có lý lịch rõ ràng.

- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Không có tiền án, tiền sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Có phẩm chất, đạo đức tư cách tốt, được quần chúng nhân dân nơi cư trú hoặc nơi học tập, công tác tín nhiệm.

- Bảo đảm tiêu chuẩn chính trị của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ trong Công an nhân dân.

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Các xã miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tuyển công dân có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Thể hình cân đối, không có dị hình, dị dạng và đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

4. Chế độ cho người đi nghĩa vụ Công an

Điều 8 Nghị định 70/2019 quy định về chế độ, chính sách đối với Công an nghĩa vụ như sau:

- Trong thời gian thực hiện khám sức khỏe theo lệnh gọi của Trưởng Công an cấp huyện, công dân dự tuyển được hưởng các chế độ, chính sách quy định đối với công dân trong thời gian thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Điều 49 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định cụ thể:

Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức trong thời gian thực hiện đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự được trả nguyên lương, tiền tàu xe và các khoản phụ cấp hiện hưởng.

Công dân đến đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám và kiểm tra sức khỏe được bảo đảm chế độ ăn, ở, tiền tàu xe đi, về.

- Trong thời gian phục vụ tại ngũ được hưởng các chế độ, chính sách quy định tại Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành:

  • Được cung cấp kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng về lương thực, thực phẩm, quân trang, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh;
  • Được bảo đảm chỗ ở, phụ cấp hàng tháng, nhu yếu phẩm và nhu cầu về văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội;
  • Được bảo đảm chế độ trong các ngày lễ, tết; được bảo đảm chăm sóc sức khỏe khi bị thương, bị ốm đau, bị tai nạn theo quy định của pháp luật;
  • Từ tháng thứ 13 trở đi được nghỉ phép theo chế độ;
  • Từ tháng thứ 25 trở đi được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng;
  • Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác;
  • Có thành tích trong chiến đấu, công tác, huấn luyện được khen thưởng theo quy định của pháp luật;
  • Được Nhà nước bảo đảm chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
  • Được tạm hoãn trả và không tính lãi suất khoản vay từ Ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ nghèo, học sinh, sinh viên theo quy định của pháp luật;
  • Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự....

- Khi xuất ngũ được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ, được trợ cấp tạo việc làm. Nếu trước khi nhập ngũ đang học hoặc có giấy gọi vào học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học ở các trường đó...

Trên là giải đáo về vấn đề: Đi nghĩa vụ công an có được làm Công an không? Nếu còn vấn đề thắc mắc, quý độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?