Đi cùng người mang ma túy có phạm tội không?

“Đi cùng người mang ma túy có phạm tội không?” là vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc. Trên thực tế, việc xác định rõ những người này phải chịu trách nhiệm gì không hề đơn giản. Bài viết dưới đây của LuatVietnam sẽ làm rõ về vấn đề này.

Đi cùng người mang ma túy có bị xử lý không?

Theo Thông tư liên tịch số 17/2007, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành. Người nào vận chuyển, mua bán hay tàng trữ trái phép chất ma túy nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Tương tự, đối với trường hợp đi cùng người mang ma túy, để xác định xem người này có phạm tội hay không cần xét đến yếu tố người này có phải là đồng phạm hay không.

Ví dụ tình huống sau:

A tới nhà B chơi và được B dụ dỗ dùng ma túy, sau đó B có mang ma túy rong người để đem đi bán và đề nghị A dùng xe máy của A để chở tới nhà một người bạn. Trên đường đi A và B bị công an kiểm tra, đồng thời phát hiện thấy trên người B có ma túy. Vậy, trường hợp này A đi cùng B có phải chịu trách nhiệm gì không?

- Trường hợp 01: Xác định A là đồng phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, đồng phạm là trường hợp có 02 người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm, người đồng phạm bao gồm:

+ Người tổ chức;

+ Người thực hành;

+ Người xúi giục;

+ Người giúp sức.

Căn cứ theo quy định trên, trường hợp A biết rõ B mang theo ma túy trong người để đi bán nhưng vẫn dùng xe máy của mình để chở B đi thì lúc này A và B đã cùng thực hiện một tội phạm với lỗi cố ý. Trong đó, A được xác định là đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Khi đó, A phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy.

- Trường hợp 02: A không phải là đồng phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự

Với trường hợp này, tại Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP cũng đưa ra hướng dẫn sau:

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm” 
Như vậy, ngược lại với trường hợp trên, nếu A đi cùng B nhưng A không giữ hộ, không vận chuyển giúp trái phép chất ma túy cho B, đồng thời hoàn toàn không biết mục đích của B là bán trái phép chất ma túy thì không được xác định là đồng phạm.

Do đó, trong trường hợp này A sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, A lúc này trở thành người làm chứng trong vụ án.

Đi cùng người mang ma túy có phạm tội không? (Ảnh minh họa)

Trường hợp là đồng phạm, bị phạt thế nào?

Như đã trình bày ở trên, trường hợp biết rõ người đi cùng có mang ma túy theo người để thực hiện hành vi buôn bán trái pháp ma túy mà vẫn sử dụng xe của mình để chở người đó đi thì được xác định là đồng phạm Tội buôn bán trái phép chất ma túy với vai trò là người giúp sức.

Theo đó, mức phạt Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định cụ thể tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:

Hình phạt chính:

Khung 01:

Phạt tù từ 02 - 07 năm với người mua bán trái phép chất ma túy.

Khung 02:

Phạt tù từ 07 - 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

- Qua biên giới;

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam - dưới 30 gam;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 - dưới 25 kilôgam;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 - dưới 200 kilôgam;

Khug 03:

- Phạt tù từ 15 - 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 - dưới 05 kilôgam;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 - dưới 100 gam;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy có khối lượng từ 25 - dưới 75 kilôgam;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 - dưới 600 kilôgam;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 - dưới 150 kilôgam;

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 - dưới 300 gam;

Khung 04:

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 500 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm phải dựa trên hành vi cụ thể của họ. Trong các vụ đồng phạm, mặc dù những người tham gia tuy cùng phạm phải một tội nhưng tính chất và mức độ của họ là không giống nhau.

Bởi lẽ, hành vi phạm tội của những người này sẽ có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Do đó, trách nhiệm của mỗi người cũng phải được xác định khác nhau.

Trên đây là giải đáp về vấn đề đi cùng người mang ma túy có phạm tội không? Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Lần đầu sử dụng ma túy bị xử lý thế nào?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.