Sắp tới chỉ cần hơn 200.000 đồng đã sở hữu sim số đẹp

Theo Dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi mới nhất đã đề xuất đấu giá sim số đẹp chỉ với hơn 200.000 đồng. Như vậy, để sở hữu một chiếc sim số đẹp sẽ không còn phải quá lo lắng về vấn đề tài chính.

Đề xuất đấu giá sim số đẹp chỉ với hơn 200.000 đồng

Nội dung này được rút ra tại dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi mới nhất và tại phiên cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi này. Theo đó, dự thảo mới nhất đã có quy định rõ hơn về phương thức xác định giá khởi điểm để đấu giá sim số đẹp.

Cụ thể, giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động được xác định bằng GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước lúc đấu giá và chia cho một ngày.

Mặt khác, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2022, GDP đầu người ước đạt 95,6 triệu đồng và chia ra ngày khoảng 262.000 đồng. Đây là mức trung bình mà mọi người dân đều có khả năng chi trả.

Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua vào tháng 10 tới đây sẽ chính thức áp dụng một mức giá khởi điểm cố định cho tất cả sim số đẹp và theo số liệu thống kê trong năm 2022 cũng như cách xác định nêu trên thì mức giá khởi điểm chỉ rơi vào khoảng hơn 200.000 đồng.

Hiện nay, tại Điều 48 Luật Viễn thông năm 2009 cũng có quy định về đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet (bao gồm cả tên miền Internet), trong đó việc đấu giá số thuê bao sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết.

Tuy nhiên, cho đến nay thì việc đấu giá quyền sử dụng sim số đẹp vẫn chưa thực hiện được trên thực tế.

Đề xuất đấu giá sim số đẹp chỉ với hơn 200.000 đồng​ (Ảnh minh họa)

Điều kiện để tham gia đấu giá quyền sử dụng sim số đẹp là gì?

Hiện nay, các nội dung liên quan đến đấu giá quyền sử dụng sim số đẹp được quy định tại Quyết định 16/2021/QĐ-TTg. Theo Điều 13 Quyết định này, điều kiện được tham gia đấu giá quyền sử dụng sim số đẹp như sau:

- Doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, phải đáp ứng được yêu cầu về tài chính, kỹ thuật phù hợp đối với từng loại mã, số viễn thông được đấu giá theo quy hoạch và quy định về quản lý kho số viễn thông.

- Phải cam kết triển khai việc đưa mã, số viễn thông vào khai thác, sử dụng tối thiểu 06 tháng sau khi trúng đấu giá.

- Phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính có liên quan như: Các khoản phí sử dụng kho số, tần số, nghĩa vụ công ích, phí quyền hoạt động viễn thông của doanh nghiệp, tổ chức… trước khi tham gia đấu giá (nếu có).

- Có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông phù hợp với loại mã, số viễn thông được đấu giá; giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động theo quy định của pháp luật về viễn thông.

Cũng theo Quyết định 16 năm 2021, tại khoản 2 Điều 16 quy định về hồ sơ tham gia đấu giá quyền sử dụng kho số gồm:

- Đơn đăng ký tham gia đấu giá;

- Tài liệu chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện tham gia đấu giá;

- Bản cam kết triển khai việc đưa mã, số viễn thông vào khai thác, sử dụng sau khi trúng đấu giá;

- Tài liệu khác theo yêu cầu của Quy chế cuộc đấu giá.

Tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá theo nguyên tắc:

- Đảm bảo bí mật thông tin về người tham gia đấu giá;

- Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch của việc tổ chức đấu giá;

- Công khai danh sách người tham gia đấu giá đủ điều kiện tham gia đấu giá theo quy định.

Trên đây là bài viết có nội dung "Đề xuất đấu giá sim số đẹp chỉ với hơn 200.000 đồng". Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.