Dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không?

Hiện nay, rất nhiều giáo viên đang dạy thêm cho học sinh mà mình dạy chính khóa trên lớp. Vậy theo quy định mới nhất cảu Bộ Giáo dục và Đào tạo thì dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không?

Dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không?

Trước 14/02/2025

Tại Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT quy định các trường hợp không được dạy thêm bao gồm:

- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.

- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.

- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:

  • Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;

  • Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Theo quy định trên, giáo viên công lập có thể dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi được sự cho phép của Hiệu trưởng.

Từ 14/02/2025

Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT thay thế  Thông tư 17/2012/TT-BGDĐ có hiệu lực từ ngày 14/02/2025 cũng quy định các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:

- Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.

- Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Như vậy từ 14/02/2025, giáo viên công lập chỉ được dạy thêm ngoài nhà trường không thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa. Còn lại các trường hợp khác đều không được cho phép.

Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng gọi 0936 38 52 36. Chi phí tư vấn: 500.000 đồng.

Dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không
Dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không? (Ảnh minh họa)

Điều kiện tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025

Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Ngoài ra, người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Trên đây là thông tin về: Dạy thêm cho học sinh của mình không thu tiền có được không?

Mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam để cập nhật các quy định mới nhất về Giáo dục và Đào tạo.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có miễn trừ trách nhiệm vi phạm bản quyền?

Nhãn hiệu và bản quyền - hai khái niệm tưởng chừng như quen thuộc nhưng lại ẩn chứa vô vàn những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người lầm tưởng rằng, có được Giấy chứng nhận Đăng ký Nhãn hiệu là "vô tư" sử dụng logo mà không cần quan tâm đến bất kỳ điều gì khác. Tuy nhiên, thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Thực tế chỉ ra rằng, việc đăng ký nhãn hiệu và vấn đề vi phạm bản quyền là hai phạm trù pháp lý hoàn toàn khác biệt. KENFOX IP & Law Office phân tích những khác biệt cốt lõi, khám phá những điểm giao thoa và đặc biệt, làm sáng tỏ lý do vì sao, ngay cả khi bạn đã có nhãn hiệu được đăng ký, nguy cơ vi phạm bản quyền vẫn luôn rình rập.

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Thế chấp tài sản trí tuệ - Nhãn hiệu tại Việt Nam: Phân tích pháp lý và triển vọng thị trường

Việt Nam đang khẳng định vị thế là một nền kinh tế năng động, hội nhập quốc tế sâu rộng và đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, và vai trò của tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghệ, thương mại điện tử và dược phẩm. Cùng với sự gia tăng đầu tư nước ngoài, một vấn đề pháp lý then chốt được đặt ra là: Khung pháp lý hiện hành của Việt Nam có đủ khả năng bảo đảm TSTT được công nhận và bảo vệ như một loại tài sản có thể thế chấp, từ đó tạo điều kiện cho việc sử dụng TSTT như một công cụ tài chính hữu hiệu cho doanh nghiệp và nhà đầu tư hay không?

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Các căn cứ phổ biến khiến cho nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ tại Việt Nam

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thường đối mặt với nguy cơ bị từ chối, dẫn đến lãng phí thời gian và nguồn lực. Tuy nhiên, nhiều trường hợp từ chối hoàn toàn có thể tránh được. Việc hiểu rõ các căn cứ từ chối nhãn hiệu thường gặp tại Việt Nam - như xung đột với các nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng các thuật ngữ chung chung/mô tả, hoặc vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội - giúp người nộp đơn chủ động giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. Cách tiếp cận chủ động này giúp phản hồi hiệu quả hơn trước các thông báo từ chối và cuối cùng, giúp cho quá trình đăng ký nhãn hiệu thành công và hiệu quả hơn.