Đầu tư công là gì? Quy định mới nhất về đầu tư công

Đầu tư công là gì mà lại mang vai trò quan trọng đối với sự thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam? Cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như các quy định mới nhất về đầu tư công ở bài viết này nhé!

1. Đầu tư công là gì?

dau-tu-cong-co-vai-tro-quan-trong-doi-voi-nen-kinh-te
Đầu tư công có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế (Ảnh minh họa)

Khái niệm về đầu tư công được quy định tại khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư công, cụ thể như sau:

“15. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”

Ở khái niệm trên, có thể hiểu rằng đầu tư công sử dụng nguồn vốn chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước. Đầu tư công phục vụ cho việc thiết kế, xây dựng các dự án về kết cấu hạ tầng, nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội.

Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế đang ngày càng mạnh mẽ, song song với đó là sự xuất hiện nhiều loại hình thức hoạt động đầu tư khác nhau. Dù vậy, đầu tư công vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

2. Các đối tượng đầu tư công

cac-doi-tuong-trong-dau-tu-cong
Các đối tượng trong đầu tư công (Ảnh minh họa)

Trong Điều 5 về Luật Đầu tư công vào năm 2019 đã thay thế cụm từ “lĩnh vực đầu tư công” thành “đối tượng đầu tư công”. Đồng thời bổ sung thêm các đối tượng đầu tư công (Luật đầu tư công năm 2014 chưa quy định) cụ thể có 6 đối tượng:

  • Đầu tư các chương trình, dự án về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

  • Đầu tư phục vụ các hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội.

  • Đầu tư và hỗ trợ các hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.

  • Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện vào các dự án theo phương thức đối tác công tư.

  • Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

  • Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Trích từ Điều 5 Luật Đầu tư công 2019)

3. Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công

Phân loại các dự án đầu tư công được căn cứ vào mức độ quan trọng và quy mô dựa theo tiêu chí phân loại dự án (Có trong điều 7, 8, 9 và 10 Luật Đầu tư công 2019).

3.1 Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia 

Đối với dự án quan trọng quốc gia sẽ thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

  • Số vốn đầu tư công được sử dụng từ khoảng 10.000 tỷ đồng trở lên;

  • Ảnh hưởng lớn hoặc có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như:

  • Nhà máy điện hạt nhân.

  • Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên

  • Với quy mô từ 500 ha đất trở lên, sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên.

  • Với trường hợp di dân tái định cư từ khoảng 20.000 người trở lên ở miền núi và với các vùng khác sẽ là từ 50.000 người trở lên.

  • Cần có Quốc hội quyết định đối với các dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt.

3.2 Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Theo Điều 8 Luật Đầu tư công, các tiêu chí phân loại dự án nhóm A gồm:

- Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;

  • Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

  • Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

  • Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

  • Công nghiệp điện;

  • Khai thác dầu khí;

  • Hóa chất, phân bón, xi măng;

  • Chế tạo máy, luyện kim;

  • Khai thác, chế biến khoáng sản;

  • Xây dựng khu nhà ở;

Khoản 3, Điều 8: Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

  • Giao thông, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này;

  • Thủy lợi;

  • Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

  • Kỹ thuật điện;

  • Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

  • Hóa dược;

  • Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này;

  • Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này;

  • Bưu chính, viễn thông;

Khoản 4, Điều 8: Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

  • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

  • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

  • Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

  • Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3;

Khoản 5, Điều 8: Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

  • Y tế, văn hóa, giáo dục;

  • Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

  • Kho tàng;

  • Du lịch, thể dục thể thao;

  • Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này;

  • Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4.

3.3 Các tiêu chí phân loại dự án nhóm B

Dựa vào các tiêu chí của nhóm A, thì các trường hợp sau thuộc dự án nhóm B:

  • Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 nhóm A với tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

  • Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 nhóm A với tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

  • Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 nhóm A với tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

  • Dự án thuộc về lĩnh vực quy định tại khoản 5 nhóm A với tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

3.4 Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

Dựa vào các tiêu chí của nhóm A, thì các trường hợp sau thuộc dự án nhóm C:

  • Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 nhóm A với tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

  • Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 nhóm A với tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

  • Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 nhóm A với tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

  • Các dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 nhóm A với tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

4. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

cac-quy-tac-ve-quan-ly-dau-tu-cong
Các quy tắc về quản lý đầu tư công (Ảnh minh họa)

Về các nguyên tắc quản lý đầu tư công, Điều 12 Luật Đầu tư công quy định có năm nguyên tắc như sau:

  • Tuân thủ đúng các quy định của pháp luật trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

  • Phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan đúng theo quy định của pháp luật.

  • Yêu cầu thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan.

  • Trong việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công phải theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn. Đảm bảo đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và cân đối nguồn lực tránh việc thất thoát, lãng phí.

  • Trong đầu tư công phải đảm bảo tính công khai, minh bạch.

5. Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

cac-hanh-vi-bi-cam-trong-dau-tu-cong
Các hành vi bị cấm trong đầu tư công (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, sẽ có các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công được quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư công 2019. Các hành vi đó bao gồm:

  • Các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch được đề ra không phù hợp với các hành vi quyết định chủ trương đầu tư. Không xác định được rõ ràng và khả năng cân đối về nguồn vốn. Không đúng thẩm quyền, trình tự và thủ tục theo đúng quy định của pháp luật đề ra.

  • Hành vi quyết định đầu tư vào các chương trình, dự án nhưng chưa được cấp có thẩm quyền quyết định. Hoặc cho dù đã được cấp có thẩm quyền quyết định nhưng lại không đúng các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt quá tổng vốn đầu tư.

  • Các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn với mục đích chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

  • Hành vi thông đồng giữa chủ chương trình, chủ đầu tư với tổ chức tư vấn, nhà thầu gây ra quyết định chủ trương đầu tư, chương trình, dự án bị thất thoát, lãng phí vốn, tài sản, tài nguyên của Nhà nước, quốc gia. Bên cạnh đó, còn làm tổn hại xâm phạm đến lợi ích của công nhân và cộng đồng.

  • Pháp luật nghiêm cấm các hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ.

  • Pháp luật nghiêm cấm các hành vi yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được phê duyệt, quyết định chủ trương đầu tư, gây nên nợ đọng xây dựng cơ bản.

  • Theo quy định của pháp luật nghiêm cấm về các hành vi sử dụng vốn đầu tư không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt quá tiêu chuẩn, định mức.

  • Làm giả, sai lệch về các thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan..

  • Các hành vi cố tình báo cáo sai lệch, cung cấp các thông tin không đúng, không trung thực. Gây ảnh hưởng đến quá trình lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.

  • Các hành vi cố ý hủy hoại, lừa dối, che dấu hoặc lưu giữ không đầy đủ các tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan.

  • Trong đầu tư công, pháp luật nghiêm cấm các hành vi gây cản trở trong việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Các hành vi được liệt kê ở trên, có thể thấy được tầm quan trọng của đầu tư công trong việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Do đó, với các hành vi vi phạm trên dù cố tình hay vô tình đều sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về đầu tư công là gì cũng vai trò quan trọng của đầu tư công với nền kinh tế Việt Nam. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì?

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin này.

Tiền điện tử là gì? So sánh tiền mặt và tiền điện tử

Tiền điện tử là gì? So sánh tiền mặt và tiền điện tử

Tiền điện tử là gì? So sánh tiền mặt và tiền điện tử

Hiện nay, tiền điện tử đã phổ biến và trở thành cơn sốt mới của các nhà đầu tư tài chính. Tiền điện tử là gì? Sự giống và khác nhau giữa tiền mặt và tiền điện tử như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.