Đấu trộm nước sông Đà: Có đi tù vì tội trộm cắp?

Mới đây, công ty Viwaco phát hiện một nhà dân đấu trộm nước sông Đà để dùng bằng đường ống trái phép. Vậy với hành vi này, người đấu trộm có phải đi tù không?

Vụ đấu trộm nước sông Đà có thiệt hại đến cả tỷ đồng

Theo thông tin của Báo Tiền phong, hộ gia đình sử dụng nước tại địa chỉ số 17 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã đấu nối trái phép vào đường ống phân phối nước sông Đà để sử dụng.

Số nhà 17 Hồ Tùng Mậu là địa chỉ đăng ký sử dụng nước nhưng lại đấu nối để cấp nước cho số nhà 13. Với số 15, số 17 Hồ Tùng Mậu, chủ nhà đấu nối trái phép từ đường cấp chính để sử dụng. Ống này không đi thẳng trực tiếp vào nhà mà đấu hướng sang phía bên đường rồi mới vòng vào nhà.

Cũng theo đại diện công ty Viwaco, hiện công ty đưa ra hai phương án tính toán tổn thất gồm:

- Phương án 1: Tính từ thời điểm đơn vị tiếp nhận đường ống sông Đà vào năm 2009, mỗi ngày tính sử dụng 08 tiếng với khối lượng là 24m3. Khi đó, tổng thiệt hại của công ty là khoảng hơn 01 tỷ đồng.

- Phương án 2: Tính 03 lần chỉ số nước của hộ gia đình đang sử dụng theo đồng hồ (vì đường ống đấu trộm lớn gấp 03 lần so với bình thường) thì thiệt hại của công ty có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.

Do chưa làm việc được với chủ nhà nên mức thiệt hại này chỉ là mức độ do công ty ước tính. Để kết luận cần phải xem xét quá trình làm việc với khách hàng, kết luận của cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Có đi tù vì tội trộm cắp trong vụ đấu trộm nước sông Đà?

Bởi chưa có quyết định cuối cùng cũng như chưa làm việc được với khách hàng nên hiện chưa xác định được cụ thể mức độ thiệt hại của hành vi đấu trộm nước sông Đà.

Do đó, cũng chưa thể khẳng định đấu trộm nước sông Đà có bị đi tù không mà cần xem xét đến mức độ thiệt hại và kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Tuy nhiên, từ những dấu hiệu trên, có thể thấy, hành vi lén lút đấu trộm nguồn nước của khách hàng ở số nhà nêu trên có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản. Hành vi này bị xử lý như sau:

- Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng nếu trộm cắp tài sản theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

- Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2017 về Tội trộm cắp tài sản, các mức phạt tù với người trộm cắp tài sản:

STT

Khung hình phạt

Biểu hiện

1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

Giá trị tài sản trộm cắp từ 02 - dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng:

+ Đã bị phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản còn vi phạm.

+ Đã bị kết án về tội này hoặc các tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích nhưng lại vi phạm tiếp.

+ Ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính hoặc di vật, cổ vật.

2

02 - 07 năm tù

Hành vi:

- Có tổ chức

- Chuyên nghiệp

- Giá trị tài sản từ 50 - dưới 200 triệu đồng.

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; hành hung để tẩu thoát.

+ Tài sản là bảo vật quốc gia.

+ Tái phạm nguy hiểm.

3

07 - 15 năm tù

- Giá trị tài sản trộm cắp từ 200 - dưới 500 triệu đồng

- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4

12 - 20 năm tù

- Giá trị tài sản trộm cắp từ 500 triệu đồng trở lên

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Có thể thấy, người thực hiện hành vi đấu trộm nước sông Đà chỉ bị đi tù nếu có các dấu hiệu về Tội trộm cắp tài sản nêu tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2017.

Đồng nghĩa, phải căn cứ vào mức độ thiệt hại của hành vi trộm cắp nước hoặc mức độ tái phạm, nguy hiểm của hành vi này. Do đó, cần phải chờ kết luận định giá tài sản cũng như kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền để xác định chính xác người trộm cắp nước sông Đà có bị đi tù không.

Trên đây là nhận định sơ bộ về hành vi đấu trộm nước sông Đà. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.