Đậu mùa khỉ là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh thế nào?

Tháng 5/2022, bệnh đậu mùa khỉ bùng phát tràn lan trên toàn thế giới. Và tại Việt Nam, đã có ca tử vong đầu tiên của bệnh đậu mùa khỉ. Vậy đậu mùa khỉ là gì? Các triệu chứng và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để biết thêm thông tin về loại bệnh này.

1. Đậu mùa khỉ là gì? Có nguy hiểm không?

1.1 Đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh được gây ra bởi một loại virus, chúng có cơ chế hoạt động và tính chất tương tự virus đậu mùa. Triệu chứng cơ bản của loại bệnh này là sốt, đau đầu, đau cơ, nổi hạch,...

Theo Quyết định ban hành kèm theo Quyết định số 2265/QĐ-BYT năm 2022, đậu mùa khỉ có tên tiếng anh là monkeypox, không phải là căn bệnh mới xuất hiện gần đây. Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên trên đàn khỉ được nuôi nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học vào năm 1958.

Bệnh đậu mùa khỉ được gây ra chủ yếu do 02 nhóm virus, virus nhánh Trung Phi và virus nhánh Tây Phi. Các nhánh virus Trung Phi thông thường sẽ gây ra triệu chứng bệnh nặng hơn và lây lan nhanh hơn nhánh còn lại.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người mắc loại bệnh này có tỷ lệ tử vong dao động từ 0 - 11%, đối với trẻ em sẽ có tỷ lệ cao hơn. Và theo CDC Hoa Kỳ - trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, có khoảng 1% tỷ lệ tử vong này liên quan đến virus Đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi, và đối với những người suy giảm miễn dịch có tỷ lệ tử vong cao hơn.

1.2 Bệnh đậu mùa khỉ có lây không?

Theo Hướng dẫn tại Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang người. Con người khi ăn động vật chưa được nấu chín, ăn tiết canh hoặc bị động vật đang nhiễm virus cắn sẽ gây ra bệnh đậu mùa khỉ.

Đối với các ca bệnh lây nhiễm từ người sang người sẽ rơi vào các trường hợp sau:

  • Tiếp xúc gần qua đường hô hấp.

  • Sử dụng các vật dụng (quần, áo, gối, mền,...) của người bị nhiễm bệnh.

  • Lây nhiễm do tiếp xúc với vết thương hở hoặc máu của người nhiễm bệnh.

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

  • Lây nhiễm qua đường tình dục - theo nghiên cứu giả định của Bộ Y tế.

Tại Việt Nam, bệnh đậu mùa khỉ được xếp vào danh sách bệnh truyền nhiễm nhóm B. Và hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã được hủy bỏ cảnh cáo mức độ cao nhất về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu.

1.3 Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ, người bệnh sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng về di chứng của căn bệnh. Vậy, loại bệnh này có thực sự nguy hiểm?

Do đến thời điểm hiện tại, bệnh đậu mùa khỉ không có thuốc đặc trị chính thức. Vì thế, đậu mùa khỉ được xem là căn bệnh khá nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của Bác sĩ và rèn luyện sức khỏe thường xuyên để tránh tình trạng xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Mặc dù, loại bệnh này nguy hiểm nhưng chúng sẽ tự khỏi trong vòng 2 - 3 tuần.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể để lại các biến chứng như: nhiễm trùng da, viêm phổi, bệnh liên quan đến trí nhớ và bệnh về các vấn đề về mắt.

Mới đây ngày 20/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh đậu mùa khỉ - bệnh nhân là người đàn ông 30 tuổi, đã nhập viên điều trị khoảng 10 ngày trước khi tử vong.

Đậu mùa khỉ là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh thế nào?
Đậu mùa khỉ là gì? Triệu chứng và cách phòng tránh thế nào?

2. Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022, bệnh Đậu mùa khỉ có một số triệu chứng dưới đây:

  • Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện các triệu chứng từ nhẹ đến các triệu chứng nặng tùy vào đối tượng mắc bệnh. Đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người có bệnh nền, phải được theo dõi sát sao tại bệnh viện nếu có nghi ngờ nhiễm bệnh.

  • Bệnh đậu mùa khỉ có thời gian ủ bệnh tầm 5 - 21 ngày hoặc 6 - 13 ngày. Mỗi người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn. Nhưng chung quy, bệnh đầu mùa khỉ sẽ gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phát ban,... Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của loại bệnh này.

2.1 Triệu chứng ở giai đoạn khởi phát

Sau thời gian ủ bệnh, người mắc bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt: nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng cao hơn 38 độ C và thông thường nhiệt độ cao nhất vào buổi chiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt là do cơ thể đang phản ứng lại với virus.

  • Đau đầu, đau họng và đau cơ: việc nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ khiến người bệnh đau nhức ở phần đầu, đau cơ hoặc đau họng

  • Mệt mỏi và buồn nôn: triệu chứng này khiến người bệnh luôn trong tình trạng buồn ngủ và cạn kiệt nặng lượng. Ngoài ra, cơ thể khó chịu có thể đã đến nôn nao và gây buồn nôn.

  • Nổi hạch: một số người bệnh sẽ bị xuất hiện các sưng hạch nhỏ trên khắp cơ thể. Việc nổi hạch này phản ánh lên việc cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh.

Các triệu chứng này sẽ xuất hiện từ 01 - 05 ngày, có thể lây nhiễm cho người khác ở giai đoạn này.

Một số quy định cần biết về bệnh đậu mùa khỉ
Một số quy định cần biết về bệnh đậu mùa khỉ (Infographic của LuatVietnam)

2.2 Triệu chứng ở giai đoạn toàn phát

Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu phát ban và sốt cao. Các nốt đỏ xuất hiện trên toàn bộ cơ thể, đặc biệt là mặt, tay và chân. Ngoài ra, các điểm nhạy cảm như mắt, miệng, cơ quan sinh dục vẫn có thể bị phát bạn.

Các nốt ban đỏ thường lây lan trên cơ thế trong vòng 1 ngày, và chúng thường trải qua 3 giai đoạn như sau:

  • 10 ngày đầu tiên ở giai đoạn này, da sẽ tự động nổi các mụn nước, mụn mủ li ti khắp cơ thể. Khi chạm vào mụn mủ có thể bị vỡ và gây lở loét.

  • Sau khoảng thời gian trên, các mụn nước, mụn mủ sẽ bắt đầu đóng vảy. Và người bệnh sẽ trải qua khoảng 1 tuần để các lớp vảy khô đi.

  • Sau 1 tháng nổi ban, các lớp vảy sẽ tự động khô và rơi ra. Người bệnh cần thoa thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ để làn da nhanh chóng phục hồi. Đây cũng là giai đoạn người bệnh không có khả năng truyền nhiễm.

Sau giai đoạn toàn phát, cơ thể người bệnh sẽ tự phục hồi và khỏi bệnh hoàn toàn. Đối với trẻ em, phụ nữ mang thai phải được theo dõi kỹ càng tại giai đoạn toàn phát nhằm tránh các rủi ro không đáng có.

3. 7 biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

Theo Bộ Y tế, bệnh đậu mùa khỉ có thể được phòng ngừa theo 7 biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, người bệnh phải tự cách ly và hạn chế cho người xung quanh tiếp xúc các đồ dùng có nguy cơ nhiễm bệnh hay tiếp xúc trực tiếp ở cự ly ngắn.

  • Thường xuyên rửa tay: Người bệnh và người tiếp xúc với người bệnh phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

  • Che miệng và mũi khi ho: khi ở nơi công cộng, nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với quá nhiều người.

  • Tuyệt đối không khạc nhổ bữa bãi nơi công cộng: đậu mùa khi có thể lây lan qua các dịch trong cơ thể. Vì thế, tuyệt đối không khạc nhổ gây ảnh hưởng đến người xung quanh.

  • Khai báo cho cơ quan y tế khi phát hiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, người nghi ngờ mắc phải tự cách ly và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.

  • Liên hệ cơ quan Y tế khi đã từng đi qua vùng dịch bệnh: nhanh chóng liên hệ với cơ quan Y tế để được tư vấn và theo dõi khi đã từng đi qua vùng dịch bệnh .

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn thực phẩm sạch, tăng cường tập thể dục, thể thao và nâng cao sức khỏe.

4. Kết luận

Đậu mùa khỉ là một loại bệnh khá phổ biến tại thời điểm hiện tại. Vì thế, nên trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh và can thiệp kịp thời khi xuất hiện triệu chứng. Chúng tôi hi vọng bài viết bên trên cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích về căn bệnh này. Hãy liên hệ ngay với Bộ Y tế nếu bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới khi vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

6 điểm mới khi vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

6 điểm mới khi vay vốn đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Sau đây là các điểm mới về vay vốn đầu tư theo Nghị định 78/2023/NĐ-CP vừa được chính ban hành ngày 07/11/2023. Nghị định này sẽ sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước kể từ ngày 22/12/2023.