Đầu cơ nhãn hiệu – xu hướng báo động cho các chủ doanh nghiệp tại Việt Nam

Mất nhãn hiệu là mất quyền tiếp cận thị trường. Sản phẩm chính hãng được sản xuất bởi chủ nhãn hiệu đích thực lại có thể trở thành “hàng giả” nếu nhãn hiệu bị đối thủ cạnh tranh đăng ký mất. Kẻ đầu cơ nhãn hiệu thậm chí còn sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký trở thành công cụ pháp lý để tấn công lại chủ nhãn hiệu đích thực

Vụ việc dưới đây là một ví dụ điển hình, dù đã xảy ra khá lâu, nhưng còn nguyên giá trị thực tiễn và là bài học đắt giá cho mọi chủ thể kinh doanh tại Việt Nam khi nạn đánh cắp tài sản trí tuệ và đầu cơ nhãn hiệu ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.

HWASUNG là tên thương mại và nhãn hiệu của công ty HWASUNG sử dụng cho các sản phẩm dây điện. HWASUNG, một công ty Hàn Quốc cùng với 2 công ty Hàn Quốc khác là SEOUL và SIMEX đã góp vốn thành lập Công ty cáp điện SH-VINA, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Hàn Quốc, tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Công ty Thiên Phú, một công ty đặt tại Hà Nội Việt Nam đăng ký nhãn hiệu HWASUNG cho các sản phẩm dây điện, cáp điện và các sản phẩm điện thuộc nhóm 09 và được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh năm 2005.

Ngay sau khi đăng ký thành công nhãn hiệu, Công ty Thiên Phú đã nộp đơn tới Đội quản lý thị trường của Hà Nội yêu cầu kiểm tra và thu giữ số lượng lớn hàng hoá gồm dây cáp điện và cáp điện thoại mang nhãn hiệu SH-HWASUNG của Công ty Duy Tân và Công ty Duy Yên. Đây là hai đại lý tiêu thụ lớn nhất của Công ty SH-VINA.

Công ty SH-VINA, trong biên bản giải trình, cho biết dây cáp điện mang nhãn hiệu HWASUNG đã được Công ty HWASUNG nhập và tiêu thụ tại Việt Nam thông qua một số đại lý từ năm 2002 đến 2006. Việc nhập khẩu này chỉ dừng lại kể từ khi Công ty SH-VINA sản xuất tại Việt Nam. Dây cáp điện do SH-VINA sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu “SH-HWASUNG”.

Tuy nhiên, đến tháng 05 năm 2006, Công ty mới nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) để đăng ký nhãn hiệu “SH-HWASUNG” cho các sản phẩm dây, cáp điện và các thiết bị điện thuộc nhóm 09. Nhãn hiệu này đã bị từ chối đăng ký với lý do trùng với nhãn hiệu HWASUNG đã được cấp cho Công ty Thiên Phú đã đăng ký trước đó.

dau-co-nhan-hieu
Đầu cơ nhãn hiệu là xu hướng báo động đối với các doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Tháng 9/2006, để đòi lại quyền đối với nhãn hiệu, Công ty SH-VINA đã nộp đơn đề nghị Cục SHTT huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu HWASUNG đã cấp Công ty Thiên Phú với lý do nhãn hiệu này trùng với tên thương mại của Công ty HWASUNG của Hàn Quốc và nhãn hiệu HWASUNG đã được sử dụng tại thị trường Việt Nam trước khi Công ty Thiên Phú nộp đơn đăng ký.

Trước tình trạng tranh chấp trong việc xác lập quyền diễn ra đồng thời với việc yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền, Đội quản lý thị trường đã có thông báo tạm ngừng việc xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với Công ty SH-VINA. Lý do của việc tạm ngưng là đang có sự tranh chấp về quyền đăng ký nhãn hiệu của Công ty SH-VINA và Công ty Thiên Phú.

Ngày 28.11.2007, Cục SHTT đã ra quyết định huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu “HWASUNG” đã cấp cho Công ty Thiên Phú.

Năm 2013, sau 8 năm kể từ khi nộp đơn, cuối cùng Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu “SH-HWASUNG”, chính thức ghi nhận Công ty SH-VINA là chủ sở hữu nhãn hiệu này.

Lời kết

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là thủ tục khá đơn giản và không tốn kém. Cơ chế này tạo điều kiện dễ dàng cho chủ nhãn hiệu đăng ký xác lập quyền sở hữu cho nhãn hiệu của họ tại Việt Nam, nhưng cũng chính sự thuận lợi này đang bị lợi dụng, lạm dụng.

Theo đó, không ít chủ nhãn hiệu phải sa lấy vào các cuộc chiến pháp lý dai dẳng để đòi lại nhãn hiệu của chính mình. Không ít các trường hợp sau khi đăng ký thành công nhãn hiệu của người khác, bên đầu cơ nhãn hiệu quay lại yêu cầu chủ nhãn hiệu đích thực mua lại nhãn hiệu với mức giá không tưởng, thậm chí gây áp lực bằng cách yêu cầu cơ quan thực thi bắt giữ hàng hóa của chủ nhãn hiệu đích thực.

Cuộc chiến tranh chấp nhãn hiệu kéo dài 8 năm dù cho hồi kết có lợi cho chủ nhãn hiệu, chắc chắn đã tiêu tốn không ít nguồn lực tài chính, thời gian và thậm chí cả cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường của “SH-HWASUNG” tại Việt Nam.

Hãy đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể, đây là chiến lược căn bản mà nhiều chủ nhãn hiệu, vì coi nhẹ, nên đã phải trả cái giá không hề rẻ.

Với bối cảnh bùng nổ các tranh chấp sở hữu trí tuệ như hiện nay và đặc biệt nạn đánh cắp tài sản trí tuệ của người khác ngày một tinh vi, chủ nhãn hiệu còn phải thiết lập chiến lược giữ bí mật về nhãn hiệu với mọi tổ chức, cá nhân liên quan cho tới khi đơn đăng ký nhãn hiệu đó được nộp tại Cục SHTT để tránh viễn cảnh nhãn hiệu bị bên thứ ba lợi dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để độc chiếm nhãn hiệu.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.