Đầu cơ là gì? Tội đầu cơ bị xử lý thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Đầu cơ là gì? Đầu cơ có phải là vi phạm pháp luật? Đây là thắc mắc của những người mới bắt đầu tham gia đầu tư kinh doanh hoặc đang tìm hiểu thị trường mong muốn kiếm lời. Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

1. Đầu cơ là gì?

Định nghĩa đầu cơ trong thị trường kinh doanh

Theo định nghĩa, đầu cơ là hành vi tận dụng cơ hội khi thị trường đi xuống để tích trữ sản phẩm, hàng hóa và thu lợi thông qua mức giá cao hơn khi thị trường đã ổn định trở lại. Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay bất động sản…nhằm thu lợi trực tiếp nhanh chóng từ sự biến động ngắn hạn về giá .

Hình thức đầu cơ diễn ra trong ngắn hạn, thu lợi nhuận thông qua sự thay đổi thị trường và chênh lệch giá

Vì đầu cơ áp dụng cho các loại tài sản có biến động giá cả lớn nên chúng có rủi ro rất cao, nếu thành công sẽ tạo ra một giá trị lợi nhuận rất lớn, nhưng nếu thất bại sẽ tạo ra một khoản lỗ vô cùng nặng nề.

dau-co-la-gi-01
Đầu cơ diễn ra trong ngắn hạn (Ảnh minh họa)

Định nghĩa đầu cơ trong Bộ luật Hình sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 dành Điều 196 để quy định về “Tội đầu cơ”. Theo điều luật này, đầu cơ được định nghĩa như sau:

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính [...]

Như vậy, đầu cơ là hành vi vi phạm pháp luật, phải bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Đáng chú ý, tại Công văn 45/TANDTC-PC 2020 xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19, Tòa án nhân dân tối cao cũng có hướng dẫn:

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196.

2. Những đặc điểm của đầu cơ bạn cần biết

Những yếu tố ảnh hưởng đến đầu cơ

Vậy những yếu tố tác động đến đầu cơ là gì? Đó là những hoạt động có thể thu lợi nhuận nhanh trong một khoản thời gian nhưng độ rủi ro cao. Vậy nên, hành vi này bị ảnh hưởng chủ yếu bởi những tác động liên quan đến quy luật cung cầu, hiệu ứng tâm lý đám đông và những thông tin xuất hiện trên thị trường, thậm chí là cả những tin đồn.

Hoạt động đầu cơ chủ yếu diễn ra 

Hành vi đầu cơ chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính.

Đầu cơ còn diễn ra nhiều nhất trên thị trường Forex. Với khối lượng giao dịch được ước tính khoảng 6.000 tỷ USD/ngày và được cho là khoảng 90% giao dịch forex là đầu cơ.

Hiện nay, ngoài thị trường forex còn xuất hiện thêm một thị trường mới là tiền ảo. Mặc dù mới phát triển trong những năm gần đây nhưng thị trường này có hầu hết những đặc điểm của một thị trường tiền tệ, luôn đi song song với thị trường tiền tệ và đang có dấu hiệu được quan tâm nhiều hơn đến từ những nhà đầu tư. Có thể nói, 100% giao dịch trên thị trường tiền ảo là đầu cơ.

dau co la gi
Đầu cơ diễn ra phổ biến trên thị trường tiền tệ, bao gồm cả tiền ảo (Ảnh minh họa)


Tiếp theo, hoạt động đầu cơ còn diễn ra khá mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Để trả lời cho câu hỏi đầu cơ là gì trong thị trường này, thông qua sự chênh lệch về giá và biến động của thị trường do tác động của tin tức và các phân tích kỹ thuật, rất nhiều người đã giao dịch chứng khoán thường xuyên, thậm chí mua đi bán lại để thu lợi.

Ngoài ra, thị trường bất động sản cũng là một “miếng bánh ngon” cho những nhà đầu cơ. Ở Việt Nam, mọi người có xu hướng mua đất rồi để đấy chờ đến khi giá tăng mạnh để thu lời chứ không đưa vào để kinh doanh hay sử dụng. Tuy nhiên, ở mảng này cần một khối lượng nguồn vốn khá lớn để tham gia đầu cơ.

Phân biệt giữa đầu cơ và đầu tư

Hai khái niệm đầu cơ là gì và đầu tư là gì dễ gây băn khoăn cho đa số những người mới

Ngoài thắc mắc về đầu cơ là gì? Nhiều người mới còn đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa đầu tư và đầu cơ. Trong nhiều trường hợp, ranh giới giữa hai khái niệm này không có nhiều sự khác biệt, khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là bảng so sánh giữa đầu cơ và đầu tư bạn cần nắm rõ:

Tiêu chíĐầu cơĐầu tư
Mục đíchMong muốn của nhà đầu cơ là kiếm lợi nhuận nhanh chóng, ngắn hạnNhà đầu tư mong muốn thu được lợi nhuận ổn định, bền vững trong thời gian dài
Thời gianNgắn hạnThời gian nắm giữ tài sản lâu dài hơn
Vấn đề quan tâmĐầu cơ quan tâm đến sự thay đổi của giá cả tài sản, hàng hóaĐầu tư chú trọng đến giá trị thực của hàng hóa, tài sản
Tính rủi roNhà đầu tư có những phân tích chuyên sâu về giá cả để đưa ra quyết định một cách cẩn trọng, đúng đắnMức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư, nhà đầu cơ chỉ dự đoán dựa trên phân tích thiếu tính xác thực, những tin đồn và tâm lý chúng của thị trường
Tâm lýNhà đầu cơ thường rất nhanh nhạy, táo bạo, đón đầu thị trường và có khả năng nắm bắt tâm lý đám đôngNhà đầu tư thường có tâm lý thận trọng, kiên nhẫn và có tầm nhìn dài hạn
VốnVốn đầu cơ phần lớn đến từ tiền đi vay, tận dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuậnĐa số là nguồn vốn tự thân, đôi khi là vốn vay nhưng tỉ lệ nhỏ và ngắn hạn
Lợi nhuậnKhó dự đoán trước được, tăng giảm bất thường theo những yếu tố khách quanĐa số là nguồn vốn tự thân, đôi khi là vốn vay nhưng tỉ lệ nhỏ và ngắn hạn
Cơ sở phân tíchDựa trên những thông tin, yếu tố khách quan từ cung cầu, biến động thị trường, tâm lý đám đông, tin đồnDựa trên các phân tích chuyên sâu và các đánh giá xác thực về giá trị của hàng hóa, tài chính


3. Hành vi đầu cơ trái phép bị xử phạt hành chính như thế nào?

Hiện nay, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đầu cơ hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 31 Nghị định 98/2020, được sửa đối, bổ sung tại Nghị định 17/2022 như sau:

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp dưới đây, có giá trị từ 50 - dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính:

+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá;

+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 100 - dưới 200 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 20 - 50 triệu đồng đối với hành vi đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 200 - dưới 500 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 50 - 80 trịêu đồng đối với hành vi đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 500 triệu đồng- dưới 01 tỷ đồng.

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này còn có thể bị áo dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

- Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá vi phạm từ 06 - 12 tháng;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

4. Tội đầu cơ bị phạt bao nhiêu năm tù?

Như đã phân tích, hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đầu cơ.

Theo Điều 196 Bộ luật Hình sự, mức phạt cụ thể với tội này như sau:

Hành vi

Mức phạt

Thực hiện hành vi đầu cơ hàn hóa nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng hóa trị giá từ 500 triệu đồng - dưới 1,5 tỷ đồng;

- Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 30 - 300 triệu đồng; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Hàng hóa trị giá từ 1,5 - dưới 03 tỷ đồng;

- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng - dưới 01 tỷ đồng;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 1,5 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 03 - 07 năm

- Hàng hóa trị giá 03 tỷ đồng trở lên;

- Thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tiền từ 1,5 - 05 tỷ đồng; hoặc

- Phạt tù từ 07 - 15 năm

Hình phạt bổ sung:

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 200 triệu đồng;

- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Trên đây là mức phạt với cá nhân có hành vi đầu cơ hàng hóa để thu lời, đối với pháp nhân thương mại vi phạm, mức phạt được quy định như sau:

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự: Bị phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng;

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự: Bị phạt tiền từ 01 - 04 tỷ đồng;

- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 196: Bị phạt tiền từ 04 - 09 tỷ đồng.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100 - 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực hoặc cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm.

Trên đây là khái niệm đầu cơ là gì và mức phạt đối với Tội đầu cơ. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ giải đáp.

>> Mức phạt với hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá hàng hóa

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Phân tích Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp

Phân tích Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp

Phân tích Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp

Ngày 20/5/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn ngân hàng thương mại thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (gọi chung là khách hàng).