Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Giá đất nông nghiệp thế nào?

Đất nông nghiệp có chia vị trí không? Xác định vị trí đất nông nghiệp để làm gì? Nguyên tắc xác định vị trí đất nông nghiệp tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh? Hướng dẫn xem giá đất nông nghiệp theo vị trí. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin quy định pháp luật về những vấn đề này.
Đất nông nghiệp có chia vị trí không?
Đất nông nghiệp có chia vị trí không? (Ảnh minh họa)

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT có quy định cụ thể như sau:

“Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất

1. Đối với đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối thì việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm); căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) và thực hiện theo quy định sau:

a) Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;

b) Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.”

Theo đó, những nhóm đất được liệt kê nêu trên thuộc nhóm đất nông nghiệp. Những nhóm đất này được xác định vị trí đất để xây dựng bảng giá đất tại địa phương dựa vào các yếu tố nêu trên. Tóm lại khi xây dựng bảng giá đất, đất nông nghiệp có được chia vị trí.

Xác định vị trí đất nông nghiệp
Xác định vị trí đất nông nghiệp (Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT về phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và Điều 9 Thông tư này quy định về nội dung bảng giá đất, thì vị trí đất là một trong những căn cứ quan trong trong xây dựng bảng giá đất.

Theo đó, việc xác định vị trí đất nông nghiệp có ý nghĩa là căn cứ để xây dựng bảng giá đất đối với đất nông nghiệp tại địa phương đó.

*Hà Nội:

Căn cứ Điều 3 tại Quy định về giá các loại đất tại Quyết định 30/2019/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, nguyên tắc chung xác định vị trí đất (có bao gồm xác định vị trị đất đối với đất nông nghiệp) được quy định như sau:

Căn cứ vào khả năng sinh lợi cùng điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sinh hoạt, kinh doanh, cung cấp dịch vụ, vị trí đất sẽ được xác định dựa theo các nguyên tắc:

- Vị trí 1: đất tiếp giáp đường, phố có tên trong bảng giá đất, được xác định có khả năng sinh lợi và có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn những vị trí tiếp theo.

- Các vị trí 2, 3, 4 được xác định theo thứ tự khả năng sinh lợi cùng điều kiện cơ sở hạ tầng kém thuận lợi hơn đối với vị trí 1.

*Thành phố Hồ Chí Minh

Căn cứ Điều 3 tại Quy định về bảng giá đất tại Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên tắc xác định vị trí đất nông nghiệp được quy định như sau:

 

Loại đất

Nguyên tắc xác định vị trí

Đất trồng lúa, trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất.

Chia làm ba vị trí

+ Vị trí 1: đất có tiếp giáp với lề đường đối với đường có tên trong bảng giá đất ở, trong phạm vi 200 mét;

+ Vị trí 2: đất không tiếp giáp với lề đườngđối với đường có tên trong bảng giá đất ở, trong phạm vi 400m;

+ Vị trí 3: là đất thuộc các vị trí còn lại.

Đối với đất làm muối

Chia làm ba vị trí:

+ Vị trí 1: giống cách xác định tại phần trên

+ Vị trí 2: đất có khoảng cách đến đường giao thông đường thủy, đường bộ hoặc đến kho muối tập trung của khu vực sản xuất trong phạm vi là 400 mét;

+ Vị trí 3:  là đất thuộc các vị trí còn lại.


 

Bước 1: Tra cứu và tìm đọc Quyết định (do UBND cấp tỉnh ban hành) về Bảng giá đất đang được áp dụng tại địa phương có đất nông nghiệp cần xem giá.

Bước 2: Xác định chính xác địa chỉ thửa đất và mục đích sử dụng của thửa đất đó theo quy định của pháp luật và giấy tờ pháp lý.

Bước 3: Xem xét và xác định vị trí thửa đất dựa theo nguyên tắc xác định hoặc xem thửa đất đó thuộc khu vực nào ( trung du, miền núi hay đồng bằng, vì có một số tỉnh chia đất nông nghiệp thành 03 khu vực trên).

Bước 4: Sau khi xác định chính xác các bước trên thì đối chiếu thông tin đất với Bảng giá đất để biết giá đất cụ thể là bao nhiêu.

Mới đây Chính phủ đã có Nghị định mới quy định về giá đất (có hiệu lực từ 01/08/2024), theo đó tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 71/2024/NĐ-CP quy định căn cứ xác định vị trí đất nông nghiệp là dựa vào từng khu vực và thực hiện như sau:

  • Vị trí 1: Thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất.

  • Các vị trí tiếp theo có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.

Trong căn cứ nêu trên, khu vực đất được xác định dựa vào các tiêu chí trong xác định vị trí đất như sau (Điều 18:

  • Thứ nhất là dựa theo từng đơn vị hành chính cấp xã

  • Thứ hai là năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi; 

  • Thứ ba là khoảng cách đến nơi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

  • Thứ tư là điều kiện giao thông phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Đất nông nghiệp có chia vị trí không?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục