Đánh nhau gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì phải đi tù?

Việc các cá nhân đánh nhau gây ra thương tích diễn ra phổ biến trong cuộc sống. Vậy, đánh nhau gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì phải đi tù? Cùng nghiên cứu các quy định xử phạt hành vi đánh nhau gây thương tích tại bài viết.

1. Cách xác định tỷ lệ % thương tích khi đánh nhau

Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định việc xác định tỷ lệ % thương tích khi đánh nhau như sau:

Tổng tỷ lệ % thương tích = T1 + T2 + T3 +...+ Tn

Trong đó:

- T1: tỷ lệ % thương tích của thương tích thứ nhất;

- T2: tỷ lệ % của thương tích thứ hai: T2 = (100 - T1) x tỷ lệ % thương tích thứ 2/100;

- T3: tỷ lệ % của thương tích thứ ba: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % thương tích thứ 3/100;

- Tn: tỷ lệ % của thương tích thứ n: Tn = {100-T1-T2-T3-...-T(n-1)} x tỷ lệ % thương tích thứ n/100.

- Tổng tỷ lệ % thương tích sau khi làm tròn số là tổng tỷ lệ % thương tích cuối cùng.

Cách xác định tỷ lệ % thương tích khi đánh nhau
Cách xác định tỷ lệ % thương tích khi đánh nhau (ảnh minh họa)

Lưu ý:

- Tổng tỷ lệ % thương tích của 01 người phải nhỏ hơn 100%;

- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % thương tích 01 lần. Nếu bộ phận bị tổn thương gây biến chứng sang bộ phận thứ hai thì tính thêm tỷ lệ % thương tích ở bộ phận thứ hai;

- Nếu nhiều thương tích là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % thương tích thì tỷ lệ % thương tích được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó;

- Khi tính tỷ lệ % thương tích chỉ lấy đến 02 chữ số hàng thập phân. Ở kết quả cuối cùng làm tròn để có tổng tỷ lệ % thương tích là số nguyên;

- Nếu một bộ phận có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn thì tính cả tỷ lệ % thương tích đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn.

- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng, giám định viên xác định tỷ lệ % thương tích trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % thương tích;

- Đối với các bộ phận đã bị mất chức năng, bị tổn thương thì tỷ lệ % thương tích được tính bằng 30% tỷ lệ % thương tích của bộ phận đó;

- Nếu phải đồng thời giám định pháp y lại vừa giám định pháp y tâm thần thì thực hiện giám định sau tổng hợp tỷ lệ % thương tích.

2. Đánh nhau gây thương tích trên 11% bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14), đánh nhau gây thương tích trên 11% bị xử phạt như sau:

- Gây thương tích 11% - 30% thì bị phạt cải tạo không giam giữ có thời hạn lên đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng - 03 năm;

- Gây thương tích 31% - 60% thì bị phạt tù 02 - 06 năm;

- Gây thương tích 61% trở lên thì bị phạt tù 05 - 10 năm.

3. Đánh nhau gây thương tích nhẹ có đi tù không?

Đánh nhau gây thương tích nhẹ có thể đi tù
Đánh nhau gây thương tích nhẹ có thể đi tù (ảnh minh họa)

Bộ luật Hình sự hiện hành chỉ quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nhất định.

Như vậy, đối với trường hợp gây thương tích nhẹ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu rơi vào các trường hợp dưới đây:

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc có thủ đoạn có thể gây nguy hại cho nhiều người;

- Dùng axit hoặc hóa chất nguy hiểm;

- Người bị đánh là người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ;

- Người bị đánh là ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho người vi phạm;

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, hoặc đang trong thời gian chấp hành phạt tù, biện pháp tư pháp giáo dục hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Thuê gây thương tích hoặc hoặc gây thương tích cho người khác do được thuê;

- Có tính chất côn đồ;

- Người bị đánh là người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của người bị đánh.

4. Đánh nhau gây thương tích bị phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu cá nhân có hành vi đánh nhau gây ra thương tích nhẹ nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt hành chính số tiền từ 05 - 08 triệu đồng.

Đồng thời cá nhân có hành vi gây thương tích cho người khác phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh cho người bị gây thương tích.

Trên đây là nội dung: Đánh nhau gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì phải đi tù?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 1 lần

Việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Vậy sản phẩm nhựa dùng 1 lần là gì? Lộ trình hạn chế sản phẩm nhựa dùng 01 lần tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường

Thu hồi Giấy phép môi trường là một biện pháp quan trọng không chỉ nhằm ngăn chặn các tác động tiêu cực đến môi trường mà còn đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong quản lý môi trường.. Vậy các trường nào hợp bị thu hồi Giấy phép môi trường? Giấy phép môi trường bị thu hồi có được cấp lại không?