Danh mục mặt hàng phải nộp C/O theo Thông tư 33/2023/TT-BTC

Các mặt hàng thuộc Phụ lục V Thông tư 33/20123/TT-BTC là một trong những trường hợp bắt buộc phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể:

Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2023/TT-BTC, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp:

1- Người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu;

2- Hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận;

3- Hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

4- Hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng.

Danh mục mặt hàng phải nộp C/O theo Phụ lục V Thông tư 33
Danh mục mặt hàng phải nộp C/O theo Phụ lục V Thông tư 33 (Ảnh minh họa)

Không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nếu thuộc trường hợp được miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo đó, cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư này như sau:

Người khai hải quan khai tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo các trường hợp sau:

- Trường hợp nộp chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan: khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (mã REX theo Hiệp định EVFTA, mã EORI theo Hiệp định UKVFTA, mã CE theo Hiệp định ATIGA hoặc RCEP).

Nếu Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng.

- Trường hợp đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực: Số hiệu, ngày cấp văn bản thông báo;

- Trường hợp áp dụng trừ lùi giấy chứng nhận: Ngày cấp, đơn vị cấp Phiếu theo dõi trừ lùi.

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp chưa khai hoặc khai chưa đúng chứng từ tại thời điểm làm thủ tục hải quan (không bắt buộc khai nợ/bổ sung C/O trên tờ khai hải quan như trước đây).

Danh mục mặt hàng phải nộp C/O theo Thông tư 33/2023/TT-BTC

Phụ lục V Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định cụ thể danh mục hàng hóa phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát:

Mã số HS

Mô tả

I. Thịt và các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm

Chương 2

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

15.01

Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.

15.02

Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.

15.03

Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hoá hoặc chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.

15.04

Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.05

Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).

1506.00.00

Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

1516.10

- Mỡ và dầu động vật và các phần phân đoạn của chúng

1517.10

- Margarin, trừ loại margarin lỏng

1517.90

- Loại khác:

1517.90.10

- - Chế phẩm giả ghee

1517.90.20

- - Margarin lỏng

1517.90.30

- - Của một loại sử dụng như chế phẩm tách khuôn

1517.90.43

- - - Shortening

1517.90.44

- - - Chế phẩm giả mỡ lợn

1517.90.80

- - Của hỗn hợp hoặc chế phẩm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng

1517.90.90

- - Loại khác

1518.00.12

- - Mỡ và dầu động vật

1518.00.20

- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau

1518.00.60

- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng và chất béo hoặc dầu thực vật hoặc các phân phân đoạn của chúng

16.01

Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó.

16.02

Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác

16.03

Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác

II. Than

27.01

Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá

27.02

Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền

27.03

Than bùn (kể cả than bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh

27.04

Than cốc và than nửa cốc luyện từ than đá than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá

III. Ô tô

Chương 87

Mặt hàng ô tô có mã số hàng hóa thuộc Chương 87, trừ:

Xe ô tô chuyên dùng; xe ô tô đầu kéo container;

Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ;

Xe ô tô nhập khẩu thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;

Xe ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;

Xe ô tô nhập khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng theo giấy phép hoặc giấy xác nhận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền, phân cấp.


Qua đây, có thể thấy, các mặt hàng này không thay đổi so với quy định trước đây tại Phụ lục II Thông tư 38/2018/TT-BTC.

Trên đây là danh mục mặt hàng phải nộp C/O được quy định tại Phụ lục V Thông tư 33 năm 2023 của Bộ Tài chính, nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư trong thực tiễn

Giá trị thặng dư là thuật ngữ phổ biến trong các học thuyết kinh tế. Giá trị thặng dư là điều kiện tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Vậy giá trị thặng dư là gì, giá trị thặng dư có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.