Đánh giá sơ bộ tác động môi trường: 5 vấn đề cần quan tâm

Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là một những bước quan trọng khi triển khai thực hiện dự án đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số nội dung quan trọng liên quan đến việc đánh giá sơ bộ môi trường.
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là gì?
Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

Theo quy định hiện hành có quy định đến  khái niệm đánh giá sơ bộ tác động môi trường (khoản 6 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14) như sau:

“6. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là việc xem xét, nhận dạng các vấn đề môi trường chính của dự án đầu tư trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc giai đoạn đề xuất thực hiện dự án đầu tư.”

Theo đó, đánh giá sơ bộ tác động môi trường là quá trình được thực hiện ngay tại giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc thực hiện tại giai đoạn đề xuất thực hiện dự án.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án đầu tư nhóm I thuộc nhóm dự án phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. 

Những dự án đầu tư thuộc nhóm I là những dự án có nguy cơ tác động xấu  ở mức độ cao  tới môi trường, được liệt kê tại khoản 3 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.“

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có đề cập đến chủ thể đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

Tóm lại, khi dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu ở mức độ cao đối với môi trường thuộc một trong những đối tượng nêu trên thì chủ thể đề xuất dự án đầu tư này phải tiến hành đánh giá sơ bộ tác động môi trường. 

Như đã phân tích nêu trên, đánh giá sơ bộ tác động môi trường là thủ tục bắt buộc đối với một số dự án đầu tư thuộc nhóm I.

Mặt khác, nội dung tại khoản 4 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đề cập như sau:

“4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương hoặc quyết định hoặc đầu tư.”

Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường mà không thực hiện thì hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ được xem là không đầy đủ và không được phê duyệt/chấp thuận.

Thẩm quyền đánh giá sơ bộ tác động môi trường
Thẩm quyền đánh giá sơ bộ tác động môi trường (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung tại khoản 4 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020 (đã đề cập tại phần trên), có thể thấy đánh giá sơ bộ tác động môi trường không phải là thủ tục hành chính, không được cơ quan nhà nước xem xét riêng lẻ mà được xem xét chung với bộ hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư có trách nhiệm xem xét đối với đánh giá sơ bộ tác động môi trường của dự án đầu tư.

(i) Về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường (khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020) bao gồm:

  • Thứ nhất là nội dung đánh giá tính phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư đối với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch của tỉnh và quy hoạch vùng, cũng như sự phù hợp với những quy hoạch khác có liên quan;

  • Thứ hai là nội dung về việc nhận dạng, dự báo những tác động môi trường chính của dự án đầu tư đó về môi trường dựa trên cơ sở là quy mô, địa điểm nơi thực hiện dự án và công nghệ sản xuất;

  • Thứ ba là nội dung về việc có nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường trong khu vực thực hiện dự án đầu tư dựa theo thông tin từ các phương án về địa điểm (nếu có);

  • Thứ tư là nội dung về việc phân tích, đánh giá cũng như lựa chọn phương án thích hợp đối với quy mô, công nghệ sản xuất, biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, công nghệ xử lý chất thải và địa điểm nơi có dự án đầu tư;

  • Cuối cùng là nội dung ghi nhận lại việc đã xác định những vấn đề môi trường chính, đồng thời có nội dung về phạm vi tác động đến môi trường cần được chú ý trong suốt quá trình thực hiện việc đánh giá tác động môi trường.

(ii) Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường (khoản 2 Điều 29 Luật Bảo vệ môi trường 2020): Tại giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, giai đoạn đề nghị chấp thuận/đề xuất chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đầu tư công, Luật xây dựng.

Trước hết, cần làm rõ việc đánh giá sơ bộ tác động môi trường không được xem là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Mà đây là thủ tục do chủ thể đề xuất dự án đầu tư (thông thường là chủ đầu tư) tiến hành thực hiện.

Việc thẩm định đánh giá sơ bộ tác động môi trường hiện nay không được thực hiện theo thủ tục riêng mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đánh giá cùng lúc với hồ sơ đề nghị quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?